Trong nửa sau những năm ba mươi, lá cờ đầu của phong trào “thơ mới” được chuyển qua tay Xuân Diệu. Xung quanh Xuân Diệu và Huy Cận (được gọi là nhóm Huy – Xuân) là một loạt thi sĩ, có người cũ và có người mới sáng tác, như Nguyễn Đình Thư, Phạm Hầu, Phan Khắc Khoan, Thu Hồng, Huyền Kiêu, Yến Lan, Tế Hanh… Họ làm thành dòng chính của “thơ mới” thời kỳ này. Bên cạnh dòng chính đó, có hai xu hướng thơ mới đáng chú ý hơn cả: “thơ điên” (còn gọi là “Trường thơ loạn” của nhóm thơ Bình Định tập hợp xung quanh Hàn Mặc Tử) và xu hướng thơ .được gọi là “tả chân”, chuyên tả cảnh – trừ Nam Trân đi vào cảnh xứ Huế, còn thì đều tả cảnh quê: Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ. Đi vào đồng quê nhưng không chỉ để tả cảnh quê mà còn với cả hồn thơ “chân quê” thì chỉ có Nguyễn Bính, thi sĩ “thơ mói” có công chúng rộng rãi nhất.
Với Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, tiêu biểu đầy đủ nhất cho thời đại 1 (thời đại chữ “tôi” – NHK thêm) (TNVN) – cái “tôi” đã thật sự được giải phóng. Nó không còn dáng vẻ bỡ ngỡ, dè dặt trước đó, mà nó phát biểu hết sức thành thật, táo bạo những cảm xúc, khát khao của trái tim đang tràn đầy, cháy bỏng của nó. Thơ Xuân Diệu là niềm khát sông, khát yêu đến cuồng nhiệt. Con người ấy muôh uôhg cạn, một cách vở vập, “cái ly tràn đầy sự sống” – lời Ta-go. Vội vàng là bản tuyên ngôn sôi nổi của quan niệm nhân sinh mới mẻ đó. Nhưng đồng thời, Xuân Diệu hiểu rất rõ sự trôi chảy của thời gian, sự tàn phai của tuổi trẻ, nỗi bất trắc của cuộc đời. Vì vậy, con người yêu sống nồng nàn ấy luôn “vội vàng”, “giục giã” đê tận hưởng cuộc sông. Xuân Diệu muốn đốt sáng lên ngọn lửa trái tim và tuyên chiến quyết liệt với tình trạng “chết mòn” mà ông gọi là “nỗi đìu hiu của cái Ao Đời bằng phẳng”:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối.
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
Không thể không coi đó là một thái độ nhân sinh tích cực: dứt khoát không chấp nhận cuộc sống tẻ nhạt, mù tối, vô danh vô nghĩa.
Trong thơ Xuân Diệu toát lên một nhu cầu mãnh liệt: được cảm thông. Con người rất có ý thức về bản ngã ấy không phải là một cái “tôi” khép kín, chỉ biết có mình, mà là cái “tôi” luôn mở ra với cuộc đời. Cái “tôi” ấy cần “phải trải”, “trình bày”, ân cần hơn mọi sự ân cần, là một tâm hồn khao khát tìm gặp những tâm hồn. Nhà thơ trải đi những hạt “phấn thông vàng” “gửi hưởng” của lòng mình “cho gió” bốn phương, mong mỏi đến với những tâm hồn đồng cảm.