Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Câu chuyện về anh Xuân Diệu

        Giữa năm 1949 trong chiến dịch biên giới, tôi được anh Nguyễn Đình Thi giao phụ trách tổ văn nghệ gồm anh Văn Giáo hoạ sĩ, anh Nguyễn Đắc điện ảnh và anh Chính Yên nhà báo.         Chúng tôi đang ở Văn Mịch bên sông Kỳ Cùng chuẩn bị lên đường tìm trung đoàn 174 Cao Bắc Lạng. Mấy ngày liền nước sông dâng lên cao. Thêm nữa bom đạn của giặc trút xuống vùng này từ sáng đến chiều. Ủy ban xã liền đưa chúng tôi vào lánh trong một cái hang vừa rộng vừa sâu. Mọi đường tiếp tế lương thực đều bị cật đứt. Ngày ngày chỉ biết ăn khoai và bí, ngô của đồng bào đem đến cho. Sự thật bí và ngô cũng có hạn nên chúng tôi thường bữa đói bữa no. Nhưng chúng tôi thèm nhất là chất mặn. Vì vùng này cũng như nhiều vùng núi rừng khác ở Việt Bắc, Tây Bắc, muối-vốn rất hiếm.

Xuân Diệu


         Vào một buổi trưa, một em bé người dân tộc đưa vào hang thêm ba người nữa. Chúng tôi mừng quá, vì trong số ba người mới đến có anh Xuân Diệu.
Anh Nguyễn Đắc vui vẻ nói:
– Thế là tối nay chúng ta được nghe lời thơ mặn mà của anh Xuân Diệu. Như thế cũng đỡ nhớ muối
Anh Xuân Diệu cười nói:
– Lời mặn mà đến đâu cũng không thể thay muối được. Thay chất mặn chỉ có…
Anh Chính Yên nói chen:
– Chỉ có nước mắt à?
Anh Xuân Diệu lắc đầu:
– Không phải, chỉ có muối.
       Nói xong anh mỏ ba lô lấy ra một gói muối chừng mấy lặng biếu anh em. Anh còn biếu thêm mấy hộp diêm nữa. Thú thật chưa lúc nào tôi thấy món quà tặng đơn sơ nhưng lại quý đến thế.
Càng hiểu thêm anh Xuân Diệu không chỉ mơ ước, mơ mộng khi làm thơ mà trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống, anh đều tính toán, lo xa từ việc lớn đến việc nhỏ khá chu đáo.
Giữa mùa hè năm 1950 tôi đang ngồi nghỉ chân trong một quán nhỏ ở Văn Lãng bên này Đèo Khê thì thấy anh Xuân Diệu đột ngột bước vào. Tôi hỏi anh có cùng đi với ai không? Anh cười nói: “một mình, luôn luôn một mình”. Tôi mời anh đến ngôi cùng bàn với tôi. Uống xong cốc nước chè đường, anh hỏi tôi có cùng về xóm Chồi không thì đi cùng cho vui. Xóm Chồi, dưới chân núi Tam Đảo ngày ấy là trụ sở của Hội Văn nghệ Việt Nam. Tôi cho anh biết tôi đang trên đường về đất quê hương Bình Trị Thiên. Anh Xuân Diệu nhìn tôi ái ngại:
– Đi xa thê à? Từ Đèo Khê vào Đèo Ngang kia à? Bao giò mối lại gặp nhau?
Câu hỏi tâm tình ấy tự nhiên gieo vào lòng tôi nỗi bồi hồi xao xuyến khó tả. Để tránh yên lặng, tôi đã đáp lại một câu sáo:
– Chỉ có núi mối không gặp nhau.
Anh Xuân Diệu lẳng lặng mỏ ba lô lấy ra một túi nhỏ bằng vải xanh. Anh lại lấy từ trong túi vải xanh này ra một lọ thuốc viên. Anh trút ra mấy chục viên thuốc trên tò giấy trắng đoạn gói lại cẩn thận rồi trao tôi:
– Thuốc kiết loại tốt đấy. Ăn uống lúc này dễ bị bệnh lỵ lắm. Giữ lấy mà dùng khi cần.
Anh lại lấy ra từ một tui con khác một cái nắp bút Paker rồi cười nói:
          Nắp bút này mình nhặt được giữa sân đồn giặc đã thành tro ở trung du. Cũng không biết dùng làm gì. Đem theo thì bận, vứt thì tiếc. Nhưng nập bút này ai thiếu cũng trỏ thành quý lắm đấy. Anh cứ giữ cho vui để nhớ nhau.
         Từ đó tôi đã đem theo cái nắp bút này qua bao nhiêu chặng đường của đất nước. Cho đến hôm nay, 35 năm đã qua, chiếc nắp bút ấy vẫn còn trên bàn, trước mặt tôi và mỗi lần nhìn đến lại nổi bật trong lòng tôi hình anh dịu hiền anh Xuân Diệu với rừng núi trập trùng Đèo Khế, Đèo Ngang.
                                                                                                                            Xuân 1986

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tho cua xuan dieu, nhà thơ xuân diệu