Đầu năm 1950, chi bộ Đảng quyết định kết nạp hai đảng viên mới, Nguyễn Tuân và Xuân Diệu. Trang trọng, mỗi người được kết nạp ở một buổi họp khác nhau. Bí thư chi bộ Trọng Hứa hởi ấy phụ trách văn phòng cơ quan. Tôi ở báo Cứu Quốc về, được dự kết nạp Nguyễn Tuân ở rừng, giản dị như một buổi họp. Chỉ thêm một ống nứa cắm mấy nhành hoa mua, hoa đơn đở ngắt ngoài đời. Hai người giới thiệu, Nguyễn Huy Tưởng và Tố Hữu; Tô Hữu cũng sinh hoạt chi bộ ấy (…)
Một tháng sau, chi bộ kết nạp Xuân Diệu.
Mùa thu năm 1950, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng và tôi lên Cao Bằng tham gia chiến dịch giải phóng biên giới, chiến dịch lớn đầu tiên của quân chủ lực. Nguyễn Tuân với một đoàn công tác khác về đởng bằng liên khu ba. Ngày 13 tháng hai 1951, Nguyễn Tuân được công nhận đảng viên chính thức chi bộ tuyên truyền liên khu – tôi lại ghi -theo trí nhớ con số tuyệt hảo của Nguyễn Tuân.
Một tháng sau, chi bộ kết nạp Xuân Diệu.
Mùa thu năm 1950, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng và tôi lên Cao Bằng tham gia chiến dịch giải phóng biên giới, chiến dịch lớn đầu tiên của quân chủ lực. Nguyễn Tuân với một đoàn công tác khác về đởng bằng liên khu ba. Ngày 13 tháng hai 1951, Nguyễn Tuân được công nhận đảng viên chính thức chi bộ tuyên truyền liên khu – tôi lại ghi -theo trí nhớ con số tuyệt hảo của Nguyễn Tuân.
Không biết khi đó Xuân Diệu đã qua Sơn Dương và những vùng rừng núi thẳm Bản Tỵ Đầm Hởng chưa. Bài thơ đăng tạp chí Văn Nghệ có câu Sớm nay ra khởi u tỳ quốc, Xuân Diệu đã sáng tác ở Yên Dã. “U tỳ quốc” đây mới là những nếp nhà tranh lưng đởi, đâu bằng mấy năm sau, đi sâu vào cuộc kháng chiến gian khổ, chúng ta ở Động Móc áp núi Là, ở Thượng Yên rừng sâu bờ sông Lô. Trước mặt, thấy con trăn gió nằm trong bụi nứa và những con kỳ đà mốc thếch nghểnh đầu rình bắt gà. Đêm nghe hổ ra suối, tiếng gầm khô rợn.
Rời thành phố, lên đến Yên Dã đã u tỳ quốc lắm rồi. Tôi quen Xuân Diệu trước 1945. Tôi cũng là người Xuân Diệu rủ đi nghe và cổ vũ Xuân Diệu lần đầu tiên diễn thuyết đề tài Thanh niên với quốc văn ở giảng đường trường đại học Hà Nội, Xuân Diệu nói “Hoài đi ủng hộ Diệu”. Anh Hiền sinh viên mặt tái xanh nhút nhát ra giới thiệu lúng túng. Không sao, Xuân Diệu áo tuýt so lụa mổ gà, cà vạt lấm tấm vàng xẫm, làn tóc rậm đen loăn xoăn trên đài trán đã thu hút người nghe vào ngay câu chuyện. Đột nhiên, Xuân Diệu nói nhịu chữ “tâm hồn” như một bà già trong làng bán bánh đúc có tật nói nhịu nhảm. Nhưng Xuân Diệu vẫn tiếp tục sang sảng hùng biện không ai kịp sửng sốt.