Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Bi kịch của tâm hồn Xuân Diệu

          Con người khát sống, khát yêu, khát khao giao cảm ấy trở thành một nhà thơ tình, cổ lớn, như một tất yếu! Bởi vì trên đời có gì khiến cho con người cảm thấy được sông đầy đủ, mãnh liệt bằng tình yêu, và có niềm giao cảm nào trọn vẹn, tuyệt vời bằng tình yêu? Không bằng lòng với tình yêu mở màng, xa xăm như Thế Lữ hay Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu huy động cả linh hồn và thể xác, mọi giác quan để hưởng ứng tình yêu một cách vở vập, ham hố, luôn “thèm muôn vô biên tuyệt đích”. Lần đầu tiên ở Việt Nam, tình yêu được quan niệm một cách chân thành, táo bạo, mới mẻ đến thế: một tình yêu đích thực, vừa rất đỗi trần tục, đậm sắc dục, nhưng đồng thời thật lý tưởng, đòi hỏi trước hết là sự giao hoà tuyệt đối của hai tâm hồn. Ngay trong những câu thơ nồng nàn, đầy nhục cảm trong bài Xa cách (Hãy sát đôi đầu, hãy kề đôi ngực…) thì trong chiều sâu cảm hứng, chính là niềm khao khát tới đau đớn sự giao cảm của trọn vẹn về linh hồn của con người trong cái cuộc đời lạnh lùng, đẩy mỗi cá nhân vào một hòn đảo cô đơn đó.

Xuân Diệu


        Bi kịch của tâm hồn Xuân Diệu cũng chính ở đó. Muốn hiên dâng tâm tình chân thành, si mê, thèm khát sự giao cảm với đòi, nhưng đáp lại chỉ là sự hờ hững, lạnh nhạt (nước đổ lá khoai), là sự co đởn có tính chất nghiệp của cái “tôi”. Tác giả Thi nhân Việt Nam đã khái quát thấm thìa: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng, ta đi tìm bề sâu Nhưng càng đi sâu vào càng thấy lạnh (NHK nhấn mạnh). “Là người tiêu biểu đầy đủ nhất cho cái “tôi” “thơ mới”. Xuân Diệu là người có ý thức “đi tìm bề sâu” nhất và đồng thời rùng mình trước cái lạnh đó sớm nhất. Đến Xuân Diệu, tâm trạng cô đởn không còn âm thầm, lặng lẽ như ở người xưa, mà trở thành một cảm giác rất nhục thể, đặc biệt sâu sắc, da diết, thấm thìa tận xuồng tuỷ:


Em sợ lắm, giá hăng tràn mọi nẻo
Trời đầy trăng lạnh lẽo buốt xuồng da.


         Cái “tôi” đã đào tới tận đáy của nó, nó bỗng cảm thấy tất cả sự nhở bé, trở trọi của nó trong một thế giới ba la xa lạ. Cuối cùng, nó sợ bắt gặp chính nó: “Chớ để riêng em phải gặp lòng em” – tức là nó mở hở hiểu rằng không thể lấy cá nhân làm cứu cánh cho cá nhân. Vậy là, với Xuân Diệu, “thơ mới” đã lên tới đỉnh cao để rời bắt đầu di vào khủng hoảng, bế tắc.
         Khó nói hết vai trò cách tân to lớn của Xuân Diệu đối với thơ ca Việt Nam khi đó. Đúng là “Xuân Diệu là người đã đem đến cho thi ca Việt Nam nhiều cái mới nhất” (Vũ Ngọc Phan). Cái mới ấy trước hết là ổ một nguồn sống mới, một cách cảm xúc mới, được diễn đạt bằng một giọng điệu, một ngôn ngữ nồng nàn, trẻ trung chưa từng có. Đồng thời, do chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng Pháp để đi sâu vào cái huyền diệu bên trong “của cái tôi” Xuân Diệu có những rung cảm tinh vi đê cảm thụ và diễn tả những biến thái tế nhị của trái tim và ngoại cảnh. Không ít câu chữ trong thơ Xuân Diệu còn sượng, quá “Tây”, nhưng dần dần, với bút lực sáng tạo dào, Xuân Diệu đã nhanh chóng đạt tới độ nhuần nhị, tinh tế, vừa mới mẻ thanh tân vừa Việt Nam. Nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ nhận xét: “Sau 1940, người ta không còn mè nheo Xuân Diệu về tật ngô nghê, người ta ngâm nga và bắt chước. Thi sĩ quả đã với tác động màu nhiệm của thiên tài, vừa giáo hoá mình vừa cảm hoá người, lôi công chúng vào chia sẻ và thưởng ngoạn ngôn ngữ mình, biến nó thành mẫu mực của thưởng thức” (Việt Nam văn học sử giản ước tân hiên, III, Sài Gòn, 1965).
         Tên tuổi gắn liền với Xuân Diệu và Huy Cận và đôi bạn thơ này trở thành trung tâm của phong trào “thơ mới” nửa sau những năm ba mươi.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ duyên xuân diệu, nhà thơ xuân diệu