Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

“Thế mà bấy lâu nay mình cứ tưởng ông ấy…đánh mình”

Cho đến nay, nhiều người vẫn coi bài thơ nhại Là thi sĩ của Tân Trào (Trường Chinh) là đánh vào Xuân Diệu. Bài thơ của Xuân Diệu ra năm 1938 mà bài thơ nhại của Tân Trào viết năm 1942, sao lại có chuyện đánh xa xôi vậy? Nhân dịp làm tuyển tập Về văn hoá và nghệ thuật của đồng chí do Nhà xuất bản Văn học ấn hành, tôi được biết nguồn gốc của bài thơ ấy như sau:
Thời kỳ này trong trí thức thanh niên có tâm lý thích chủ nghĩa lãng mạn và rất thích thơ Xuân Diệu. Lúc bấy giờ Ban binh vận do anh Hoàng Văn Thụ phụ trách. Anh Thụ giao cho hai đồng chí nữ vận động anh Nguyễn Văn Vịnh (trung tướng Nguyễn Văn Vịnh của ta sau này, lúc đó là Đội Vịnh hay còn được gọi là “Xécgiăng” Vịnh).
Theo điều ra của ta Đội Vịnh là một người tiên bộ có thể vận động được. Một đặc điểm đáng chú ý của “ông đội” này là rất thích thơ, hay nói chuyện về thơ ca, làm cả thơ lãng mạn siêu thoát nữa.

Xuân Diệu


Sau mấy lần tìm cách gần được Xécgiăng Vịnh, hai chị về nhăn nhó phàn nàn với anh Hoàng Văn Thụ:
“Anh xem thế nào chứ… chúng em chịu thôi; ông Vịnh hay thuộc thơ, hay đọc thơ lắm! Những là mây gió với yêu đương; mà chúng em lại chẳng biết gì. Ong ấy lại nghĩ chúng em là gái làng chơi. Khó gần lắm!”
Anh Trường Chinh biết chuyện liền bảo: “Thế thì tôi làm cho hai chị một bài thơ để di vận động. Tuần này các chị cứ về thăm dò tiếp. Tuần sau đến đây, có gì thay đổi chúng tôi sẽ báo lại”. (Hồi đó các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ thường lui tối gặp nhau ở ngoại thành Hà Nội trong đó cơ sở quan trọng nhất ở làng Vạn Phúc, Hà Đông).
Một tuần sau đó, khi hai chị quay lại, anh Trường Chinh đem bài thơ của mình ra đọc cho hai chị nghe. Bài thơ dễ hiểu, vui, lại rất dí dỏm. Hai chị nghe thích thú lắm, học thuộc lòng rồi đi tìm ngay ông “Xécgiăng” yêu thơ.
Một thời gian sau, gặp lại anh Trường Chinh, hai chị kể:
- Hôm đó như mọi bận ông Vịnh cứ vừa đùa vừa tếu, ghẹo bọn chúng em. Lựa lúc thích hợp chúng em giả bộ tỉ tê bắt chuyện thơ phú rồi làm như tiện thể đọc chơi thử một bài. Ông Vịnh sững sò, khen “thơ hay thế” lại hỏi “ai làm đấy?” chúng em đáp “Chúng em làm chứ ai”. Ong Vịnh vội vàng lấy so tay ra chép luôn.
Đó chính là bài thơ nổi tiếng đầy tính châm biếm sắc sảo Là thi sĩ của đồng chí Trường Chinh.
Anh Vịnh được giác ngộ tham gia cách mạng, vận động binh lính khô” xanh, lính Nam triều đứng về phía nhân dân, bị địch bắt giam ở Hoả Lò, sau bị bắt ra Côn Đảo.
Năm 1951, trong đoàn đại biểu Nam Bộ ra dự Đại hội Đảng lần thứ II có anh Nguyễn Văn Vịnh. Gặp đồng chí Trường Chinh, anh Vịnh sung sướng và cảm động bày tỏ: “Chính nhờ bài thơ của anh mà tôi giác ngộ cách mạng đấy”. Anh Vịnh có tặng đồng chí Trường Chinh một sô bài thơ anh làm trong nhà tù Hoả Lò và Côn Đảo. Anh Trường Chinh lấy một số bài đọc cho tôi nghe, cười rất hồn nhiên, thân mật nói: “Cậu xem, ai bảo thơ không vận động cách mạng được?”. Khi tôi kể lại câu chuyện này cho Xuân Diệu nghe, Xuân Diệu thoải mái lắm và bỗng nói lắp (Xuân Diệu có đặc điểm hễ xúc động mạnh là nói lắp):
- “Thế mà… mà bấy lâu nay mình cứ tưởng “ông ấy”… đánh… đánh…. mình”.




Đọc thêm tại: