Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Người em cùng cha cùng mẹ của Xuân Diệu

         Năm 1942, Tịnh Hà vào làm phu bốc vác ở ga Sài Gòn, học thêm các lớp buổi tối để nâng thêm trình độ văn hoá, ngoại ngữ. Cùng thời kỳ này, Tịnh Hà có dịp quen biết nhà văn Tô Hoài và một số nhà văn trẻ khác. Lòng say mê văn học được dịp khích lệ. Và tác phẩm đầu tiên, vốn được ấp ủ, được nghiền ngẫm từ những năm trước, Tịnh Hà dành viết về đoạn đời bảy tám năm “đi hoang” của mình, về nỗi thương nhớ khôn nguôi của mình với người anh là Xuân Diệu và với má – bà má vợ lẽ của một ông tú kép nho học, vốn rất thương chồng thương con mà hầu như suốt đời phải xa chồng xa con, sống trong tủi nhục, cô đơn.

Xuân Diệu


       Chính dưới ánh sáng cột đèn điện trong vườn hoa Ông Thượng (Sài Gòn) đầu năm 1941, Tịnh Hà viết những trang dầu tiên của cuốn tự truyện Đi hoang – ban đầu tác giả đặt tựa đề là Gió cuốn bụi đời, sau này anh Xuân Diệu đề nghị đổi lại thành Đi hoang.
        Đọc những chương đầu, anh Xuân Diệu – lúc bấy giờ làm tham tá Sở đoan Mỹ Tho – rất xúc động và thấy ở người em ruột thịt của mình hứa hẹn một khả năng sáng tác văn học. Anh Xuân Diệu đã đưa Tịnh Hà xuống Mỹ Tho sống với mình, tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành sáng tác đầu tay: 450 trang đánh máy bản thảo Đi hoang.

        Năm 1943 anh Xuân Diệu ra Hà Nội, rồi tham gia Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945, rồi đi kháng chiến ở Việt Bắc, còn Tịnh Hà thì ở Khu V. Bản thảo Đi hoang không có dịp tu sửa, hoàn chỉnh, nó nằm gọn trong ba lô Xuân Diệu như một kỷ niệm, một vật báu.
        Suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, Tịnh Hà công tác tại Chi hội văn nghệ Liên khu V, cùng với Tế Hanh, Nguyễn Văn Bổng, Phạm Hổ, Nguyễn Thành Long… chuyên viết truyện, ký và đôi khi làm thơ.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình xuân diệu, nhà thơ xuân diệu