Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Nhà văn Tịnh Hà và nhà thơ Xuân Diệu

        Nhà văn Tịnh Hà – em cùng cha cùng mẹ của nhà thơ Xuân Diệu – tên thật là Ngô Xuân Sanh, lúc nhỏ còn có tên là Đàn, sau này viết văn ký bút hiệu là Tịnh Hà, Ngô Hải, Ngô Thứ Xuân (bút hiệu này do anh Xuân Diệu đặt cho, ký dưới truyện vừa Chim lồng viết năm 1943, Huy Xuân dự định xuất bản).
Khác anh là Xuân Diệu vốn tính nhường nhịn, chịu đựng mọi cảnh ngang trái của gia đình, cố học hành rèn luyện thành tài để sóm tự lập, – Tịnh Hà từ bé sẵn tính mặc cảm, không chịu nổi cảnh phải xa mẹ đẻ, sông với mẹ lớn – một người đàn bà ích kỷ, đố kỵ và đanh đá luôn ngược đãi hai đứa con vợ bé của chồng (tức Ngô Xuân Diệu và Ngô Xuân Sanh),
        Trong nhà mẹ lớn, Tịnh Hà trở thành một thứ đứa ở, ăn thiếu mặc rách và luôn luôn được “dạy dỗ” bằng nhiều hình phạt nặng nề. Cuối cùng mới bảy tuổi đầu (khoảng năm 1933) Tịnh Hà đã phải bỏ nhà đi hoang.

Xuân Diệu


         Suốt bảy tám năm ròng của thời niên thiếu, Tịnh Hà sống ở hè phố với lũ trẻ trèo me, khèo keo từng làm đứa trẻ phụ việc ở quán cơm, ở hiệu giặt là; từng làm phu mộ đồn điền trên cao nguyên, làm phu kéo xe, làm cậu giáo trường làng, làm nhíp ga xép xe lửa hoặc làm kép hát cải lương. . và cũng từng có lúc đói quá ăn quỵt, móc túi, bài bạc.
        Lăn lộn với lớp thiếu niên bụi đời, Tịnh Hà sớm tiếp xúc với đủ loại người tốt xấu khác nhau – những thằng nhỏ con sen, gái nhảy, phu xe, lưu manh chuyên nghiệp… và cả những học sinh, thợ thủ công từng tham gia “hội kín”, rải truyền đơn chống Pháp.

       Sớm có năng khiếu văn chương và lòng say mê văn học ngay từ hồi nhỏ, Tịnh Hà nuôi ý nguyện được sống nhiều, lăn lóc nhiều trong đám người lao động thuộc lớp “dưới đáy” xã hội – như Nguyên Hồng, như M.Goócki, hai nhà văn mà anh rất kính phục – để có dịp viết về họ, cũng chính là viết về mình.



Đọc thêm tại: