Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Đôi điều tự bạch của Xuân Diệu

       Tôi muốn nói đến một cái gì tâm sự hơn, thắt vào mình hơn. Tôi quý yêu Chế độ …  như mấy chục triệu đồng bào của tôi: và tôi còn thêm một chút yêu quý riêng của một người văn nghệ, một thi sĩ. Tôi đã có lần kiểm điểm “Những bước đường tư tưởng của tôi” (1957), nói Đảng, chủ nghĩa Mác Lênin đã giải thoát tôi ra khỏi nhà tù tư tưởng cũ, đưa tôi vào chủ nghĩa cộng sản, tuổi trẻ của thế giới, như thế nào. Mỗi người trí thức đi với Cách mạng, cũng đều sâu sắc biết ơn sự hoàn sinh tư tưởng ấy. Ở đây, tôi muốn nói lòng cảm kích của tôi đối với chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, muốn kể lại cái đau khổ của người thi sĩ ở trong đời cũ, dưới khía cạnh xã hội.

Xuân Diệu


         Làm một thi sĩ Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, thơ phải chăng là một cái tai vạ khiến cho mình thua kém ở trong đời, cái đời kim tiền, cái đời tô hô, bần tiện? Cái đời mà mười lăm, hăm nhăm năm sau, nghĩ đến còn muốn khạc nhổ. Không biếtchủ nghĩa Mác – Lênin, không có vũ khí tư tưởng, người thi sĩ xuất thân ởgiai cấp tiểu tư sản, chân không bén đất, cật chẳng đến trời, luôn luôn chết điếng vì tự ái; anh ta không có những khí giới của cái xã hội chó sói, là tiền và răng nanh; khi chó sủa gâu gâu; khi những cái xấu xa của xã hội quá trâng tráo, anh ta toả thơ ra làm sương mù đê che thân. Năm 1937 đỗ tú tài – ở Huế xong, tôi gọi là học cao đẳng luật để ra Hà Nội, nơi hoạt động văn học. 

          Tháng 12 năm 1938, quyển Thơ thơ ra đời, nhận được sự hoan nghênh của công chúng;- nhưng người làm ra thơ ấy vẫn cứ chơi vơi, gập ghềnh ở trong đời. Những người yêu thơ lúc đó cũng hiền lành, ngơ ngác không có quyền lực như tôi. Ngoài họ ra, cái tên hiệu “thi sĩ” buông vào xã hội cũ như một thứ gì lạc điệu, buồn cười;



Đọc thêm tại: