Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Nhà thơ Xuân Diệu đã mất

         Ngày 18 tháng 12 năm 1985 nhà thơ Xuân Diệu trút hơi thở cuối cùng tại phòng cấp cứu bệnh viện hữu nghị Việt – Xô, Hà Nội vì một cơn đau tim đột ngột, sau nửa thế kỷ lao động nghệ thuật cần cù, sáng tạo và để lại một di sản văn học to lớn.

           Tin buồn truyền đi, gây xúc động lớn không chỉ trong giới văn học nghệ thuật mà trong đông đảo bạn đọc thuộc đủ lứa tuổi trên khắp mọi miền đất nước, trong kiều bào ở nước ngoài và trong bạn bè trên thế giới.

           Thi hài nhà thơ quản tại trụ sở uỷ ban trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam – 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Nhà nước ta: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp đã đến đặt vòng hoa vĩnh biệt nhà thơ. Trong sổ tang và trên vòng hoa của đồng chí Trường Chinh ghi: “Vô cùng thưởng tiếc đồng chí Xuân Diệu”. Chủ tịch Phạm Văn Đồng cúi xuống lâu trên khuôn mặt nhà thơ sau gương kính và ghi vào sổ tang những dòng xúc động: “Tôi ghi ở đây những tình cảm và niềm thưởng tiếc vô hạn đối với một nhà thơ, nhà văn và người đồng chí quý mến Xuân Diệu”. Đồng chí Lê Đức Thọ ghi: “Vô cùng thưởng tiếc anh, một đồng chí, một nhà thơ có tài năng, sống trung thành, giản dị và đầy nhiệt tình với công tác và thơ”.

Tố hữu


           Đồng chí Tô” Hữu, người đồng chí và người bạn thơ của Xuân Diệu, đi công tác xa không về kịp. Ngày 2 tháng 2 năm 1986, nhân kỷ niệm 70 năm ngày sinh Xuân Diệu, trước khi ra nghĩa trang viếng người bạn thơ, đã đến thăm lại căn phòng ở 24 Điện Biên Phủ Hà Nội – nơi nhà thơ Xuân Diệu đã sông và làm việc suốt hơn ba mươi năm cuối đời. Trước bức tượng bán thân của Xuân Diệu và trước đông đảo các bạn thơ thuộc nhiều thế hệ, Tô” Hữu giọng đầy xúc động đã đánh giá rất cao về con người và sự nghiệp của Xuân Diệu:

           “Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đặc sắc và độc đáo của nền thơ hiện đại Việt Nam. Xuân Diệu có một đặc điểm là, hình như, suốt cả cuộc đời, như con tằm nhả tơ, cứ thế mà sông, cứ thế” mà viết hầu như không cần thay đổi gì. Xuân Diệu đi theo cách mạng cũng một cách tự nhiên như vậy vì Xuân Diệu là người trung thực. Đã là người trung thực thì phải đi với cách mạng. Xuân Diệu là nhà thơ sống hết mình và làm việc hết mình. Xuân Diệu viết được quyển sách nào là muôn được in ngay, in nhanh. Không phải vì Xuân Diệu muôn có tên hay ham muôn gì cho riêng mình mà chỉ vì anh say mê cuộc sông, cần luôn luôn có mặt trong cuộc sông. Cũng chính vì thế mà đôi khi người ta thấy Xuân Diệu rất nghiêm khắc, có lúc như một người khó tính. Ngay cả cái đó của anh cũng chỉ là sự mê đời, say đời. Song Xuân Diệu luôn luôn là một người bạn chí tình đổi với các bạn, nhất là những bạn thơ trẻ, hết lòng chăm chút vun trồng các tài năng mối. Khối lượng thơ Xuân Diệu để lại là một khôi lượng lớn, có giá trị lâu dài. Cho tới nay và có thể cả những năm tháng trước mắt liệu có ai vượt được Xuân Diệu trong lĩnh vực thơ tình?” và “… không ai có thể thay thế Xuân Diệu”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tho cua xuan dieu, nhà thơ xuân diệu