Sáng tác của Tịnh Hà thời kỳ này có tập truyện Bà cụ Thản (do Ty thông tin và văn nghệ Phú Yên xuất bản, 1947), Đường đi cực Nam (viết chung với Tế Hanh, do Chi hội Văn nghệ Liên khu V xuất bản 1952) truyện dài Giành lúa (đã trích in trên tạp chí văn nghệ của Chi hội Văn nghệ Liên khu V)
– Truyện này từng được nhà văn Nguyên Hồng biểu dương trong mục đọc sách của tạp chí Văn nghệ của hội văn nghệ Việt Nam (Việt Bắc, số 37 – 1952)…
– Truyện này từng được nhà văn Nguyên Hồng biểu dương trong mục đọc sách của tạp chí Văn nghệ của hội văn nghệ Việt Nam (Việt Bắc, số 37 – 1952)…
Sau hoà bình 1954, Tịnh Hà ở lại miền Nam, từ 1957 vào Sài Gòn sống bằng nghề bán kem, đạp xe ba gác, làm phu khuân vác bến tàu… và tiếp tục viết văn. Ngoài khoảng hơn năm chục truyện ngắn đăng trên các báo Sài Gòn, Tịnh Hà còn để lại các tập tiểu thuyết, phóng sự Kho 5, sở Mỹ, Hai nẻo đường hoa, Tình yêu sân khấu (tiểu thuyết, do Nhà Nguyễn Đình Vượng xuất bản năm 1962 với bút hiệu Ngô Hải). Hầu hết các sáng tác này là viết về đời sông cơ cực, bế tắc của các tầng lớp lao động, của trí thức văn nghệ sĩ nghèo ở xã hội miền Nam dưới thời Mỹ – nguỵ, trong chừng mực nhất định, có giá trị lên án và tố cáo chế độ thực dân mới.
Lúc sinh thời, nhà thơ Xuân Diệu có ý định sửa chữa và bổ sung tập Đi hoang thành một hồi ký văn học, đứng tên hai anh em. Nhưng chưa thực hiện được thì nhà thơ đã mất đột ngột cuối năm 1985.
Một số nhà văn và bạn bè có dịp được đọc bản thảo Đi hoang đều xúc động, coi đây là một hồi ký có giá trị và đến động viên tác giả gia công sửa chứa để có thể xuất bản được. Nhưng do phải lăn lộn kiếm sống (thời kỳ này không có công ăn việc làm, anh phải đi bỏ mối hàng), Tịnh Hà chưa làm được việc hoàn chỉnh tác phẩm tâm huyết của mình, thì cũng như người anh, anh đã ra đi đột ngột vào đầu năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Một số nhà văn và bạn bè có dịp được đọc bản thảo Đi hoang đều xúc động, coi đây là một hồi ký có giá trị và đến động viên tác giả gia công sửa chứa để có thể xuất bản được. Nhưng do phải lăn lộn kiếm sống (thời kỳ này không có công ăn việc làm, anh phải đi bỏ mối hàng), Tịnh Hà chưa làm được việc hoàn chỉnh tác phẩm tâm huyết của mình, thì cũng như người anh, anh đã ra đi đột ngột vào đầu năm 1989 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trước khi mất, anh Tịnh Hà có nhờ tôi – người em kết nghĩa của anh Xuân Diệu và cũng là của Tịnh Hà – sửa chữa, tu chỉnh bản thảo để có thể ra mắt bạn đọc được. Tôi đã làm công việc của người “biên tập” – sửa chữa văn phong chữ nghĩa cho gọn gàng, chuẩn xác; – và như trên đã nói, bản thảo tác giả để lại là bản viết lần đầu, chưa được cắt gọn, sửa chữa – đồng thời vẫn tôn trọng lối viết giản dị, chân phương, giàu cảm xúc của tác giả.
Nhà xuất bản Văn học đã trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tập Đi hoang vào năm 1989; qua đó, bạn đọc hiểu được ít nhiều những bi kịch của một thời và đặc biệt là bi kịch của gia đình nhà thơ Xuân Diệu – nhà thơ lớn thế kỷ XX của dân tộc ta.