Mùa hè năm 1951, anh Xuân Diệu và tôi đi xuống vùng nam Phú Thọ. Chúng tôi đi tham gia công tác thuế công thương nghiệp. Trực tiếp làm công tác quần chúng, tác phong ấy đã thành nền nếp của anh chị em văn nghệ sĩ trong kháng chiến. Ban ngày đến một nơi; tối lại đi nơi khác, đề phòng địch ở việt Trì đột kích ra. Dẫu trong hoàn cảnh khẩn trương thế, nhưng bao giờ anh Xuân Diệu cũng tìm cơ hội nói chuyện thơ, bình thơ với cán bộ với đồng bào.
Đấy cũng lại là thói quen rất riêng, rất quý của anh, bao nhiêu năm vẫn vậy. Năm kia, ở Quảng Nam, Đà Nẵng, khi chúng tôi lên huyện Giàng, sáng sớm qua Đại Lộc, thấy anh Xuân Diệu ngồi rửa mặt, hởi hôm nay đi đâu, anh nói đi nói chuyện thơ với giáo viên toàn huyện.
Đấy cũng lại là thói quen rất riêng, rất quý của anh, bao nhiêu năm vẫn vậy. Năm kia, ở Quảng Nam, Đà Nẵng, khi chúng tôi lên huyện Giàng, sáng sớm qua Đại Lộc, thấy anh Xuân Diệu ngồi rửa mặt, hởi hôm nay đi đâu, anh nói đi nói chuyện thơ với giáo viên toàn huyện.
Lần đi Việt Trì này, anh Xuân Diệu kể cho tôi nghe vừa qua anh có dịp thăm bộ đội biên giới, anh được đọc nhiều bài thơ bích báo của bộ đội và anh đã công phu chép vào sổ tay cho tôi một số bài thơ bích báo ấy. Hơn một nám qua, anh chỉ đi nói chuyện và đọc những bài thơ bích báo, trong đó có Bài thơ “Liên Khình” – thật ra bài thơ không có tên, anh đặt là Bài thơ “Liên Khình” cho dễ gọi mà thôi.
Liên và Khinh là hai chiến sĩ ta trong một đơn vị bộ đội đóng trên núi Phia Khinh. Trong một trận đánh đồn địch, cả hai chiến sĩ đều hy sinh và được đưa về chôn trên núi ấy. Anh em trong đơn vị nhớ đồng chí Liên và đồng chí Khinh đã cùng nhau làm bài thơ ấy rồi dán lên liếp bích báo đại đội.
Nhiều năm sau, vào thời kỳ kháng chiến chông Mỹ, anh Xuân Diệu và tôi có lần cùng nhau đi nói chuyện văn học ở trường Đại học Sư phạm Vinh, hồi ấy sơ tán lên huyện Thạch Thành (Thanh Hoá). Anh Xuân Diệu đã giảng nhiều buổi, trong đó lại có buổi nói với học sinh về những bài thơ bích báo bộ đội với Bài thơ “Liên Khình”.
Rồi lại nhiều năm nữa, năm 1978, anh em chúng tôi được dịp sang thăm nước Cộng hoà nhân dân Lào. Anh Xuân Diệu nói chuyện ở hội trường Bộ Văn hoá với các đồng chí cán bộ văn hoá Lào, anh kể chuyện Bài thơ “Liên Khình”. Lên Luang Phabăng, anh cũng nói về thơ chiến sĩ, thơ bộ đội…
Có lẽ tôi là một người bạn có duyên nghe nhiều lần Bài thơ “Liên Khình” Anh cắt nghĩa như giải thích cho tôi:
– Bài thơ ấy là hình ảnh tinh thần chiến đấu, tình đồng chí đồng đội của người chiến sĩ Việt Nam, là hình ảnh những đức tính và lòng dũng cảm kiên cường của con người Việt Nam. Những sư việc lớn lao như thế nói lúc nào cũng là mới, là hiện đại, cũng như chủ nghĩa Mác, cũng như tình yêu, lúc nào cũng là mối. Cậu có đồng ý với mình thế không?
Tôi xin chép lại nguyên văn Bài thơ “Liên Khình” mà anh Xuân Diệu đã chép vào sổ tay của tôi năm ấy.
Liên, Khinh Trên Phia Khinh
Hay chăng có nhớ chút tình chúng tao
Cùng cầm súng, cùng cầm dao
Cùng ăn cơm nắm, cùng vào đồn Tây
Cớ sao hôm nay vắng mặt chúng mày
Để súng ai vác, để dây ai chuyền
Chúng tao lắm lúc cũng quên
Nhưng khi nhớ đến lại thương Liên, Khình
Chúng tao đã biểu đồng tình
Phia Khinh xoá bỏ, Liên Khình là tên.