Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015

Đảo từ, đảo ngữ trong thơ của Xuân Diệu

        Chỉ biết trong Thơ mới Xuân Diệu, đảo từ, đảo ngữ xuất hiện với một tần số rất cao để khắc sâu các ấn tượng, các tính chất của âm thanh, sắc màu mà các giác quan đã thu nhận được. Các ấn tượng và tính chất đó thường được biểu hiện bằng những từ có sức đập mạnh vào các giác quan:

Một luồng không khí xô qua mặt Thắm cả đường đi, rực cả đời (Ngẩn ngơ) Gợi bóng hình những thân thể cơ hàn Với môi tím, với cảnh nghèo vạc mặt (Tiếng gió) Giữa vườn ánh ỏi tiếng chim vui Thiếu nữ nhìn sương chói mặt trời (Nụ cười xuân) Tóc liễu buông xanh quá mỹ miều Bên màu hoa mới thắm như kêu (Nụ cười xuân)

        Trong trường hợp phải có sự lựa chọn dùng từ thì bao giờ Xuân Diệu cũng chọn những từ có sức gợi cảm, có sức lay động các giác quan. Ví dụ: ở đoạn thơ sau đây, Thế Lữ muốn dùng từ “đây”, còn Xuân Diệu lại muôn dùng từ “đầy”:

Một tối bầu trời đẫm sắc mây Cây tìm nghiêng xuống cánh hoa gầy Hoa nghiêng xuống cỏ, trong khi cỏ Nghiêng xuống làn rêu một tối đầy


Xuân Diệu


          Từ “đây” là đại từ chỉ nơi chôn, nó bị hư hoá, trừu tượng hoá, không còn hình tượng. Còn từ “đầy” lại là tính từ chỉ sự đầy đặn. Nó có hình tượng và được cảm giác bằng mắt (thị giác). Chọn từ “đầy” là đúng với nét riêng của ngôn ngữ Thơ mới Xuân Diệu.           Tuy nhiên, không phải bao giờ Xuân Diệu cũng thành công trong việc sáng tạo từ mới hoặc dùng từ cũ một cách sáng tạo hay đảo từ, đảo ngữ, để biểu hiện cảm xúc, cảm giác, lay động giác quan người đọc. Đã hơn một lần Xuân Diệu thất bại. Đó là trường hợp các câu thơ sau đây:

Đêm qua mưa gió lanh lùng trời Anh ở, em đi lạnh lẽo người (Hết ngày, hết tháng)

          Đảo từ, đảo ngữ ở đây đã không đưa lại một tác dụng tu từ nào (lạnh lùng trời, thuận là: trời lạnh lùng, lạnh lẽo người, thuận là người lạnh lẽo), bởi vì người Việt không nói người lạnh lẽo mà chỉ nói thời tiết lạnh lẽo, cũng không nói trời lạnh lùng mà nói trời lạnh. Ở trường hợp hai câu thơ này, Xuân Diệu đã không nắm được cái tinh tế trong dùng cách dùng từ tiếng Việt. Do đó, biện pháp nghệ thuật đảo từ, đảo ngữ này của ông chẳng những không biểu hiện được cảm xúc, cảm giác như ông muốn mà còn có nguy cơ biến hai câu thơ này thành hai câu thơ trào phúng. Thêm một ví dụ nữa:

Còi thét như gươm tay hoảng đứt Khói đùn mây hạc, lệ lên người (Hết ngày, hết tháng)


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình xuân diệu, nhà thơ xuân diệu