Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Thơ Xuân Diệu và âm nhạc

Thơ ca và âm nhạc là hai bộ môn nghệ thuật rất gần nhau nhưng cũng rất khác nhau. Thơ ca sử dụng ngôn ngữ để diễn tả tâm tình. Âm nhạc sử dụng âm thanh để nói lên cảm xúc. Làm một câu thơ để tả một điệu hát hay một tiếng nhạc không phải là dễ.Xưa nay ta đã biết những bài thơ có tài dùng thơ để tả nhạc. Như nhà thơ Bạch Cư Dị đời Đường Trung Quốc trong bài thơ Tì Bà hành khi tả tiếng đàn Tì Bà của người Kỹ nữ:

Giông to đường đổ mưa rào
Nỉ non giây nhỏ tựa nhiều chuyên riêng
Thi hào Nguyễn Du của Việt Nam đã tỏ tài năng của mình khi Kiều đánh đàn:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời
Trong những nhà thơ Việt Nam hiện đại thì Xuân Diệu là người có nhiều thành công nhất trong việc dùng thơ để tả nhạc. Rõ ràng hơn cả là trong ba bài thơ sau đây: Nhị hồ, Nguyệt cầm Huyền diệu.

Xuân Diệu


Trong bài Nhị hồ in trong tập Thơ Thơ xuất bản năm 1938, Xuân Diệu đã làm cho chúng ta say mê khi nghe tiếng đàn dẫn ta vào thê giới của âm thanh, nhất là trong thời gian xa xưa với những sự tích của Á đông đã đi vào huyền thoại:
Điệu ngả sang bài Mạnh Lệ Quân Thu gồm xa vắng tự muôn đời Sương nương theo trăng ngừng lưng trời, Tương tư nâng lòng lên chơi vơi…
Tiếng đần thần diệu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô
Lá liễu dài như một nét mi
Nếu bài Nhị hồ dẫn ta đi vào sự diệu kỳ của thời gian xa vắng, thì bài Nguyệt cầm in trong tập Gửi hương cho gió xuất bản năm 1944 lại đem đến cho ta những cảm giác diệu kỳ mới mẻ nhất là vê không gian:
Trăng nhập vào giây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồm đàn lặng ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Bài Nguyệt cầm làm cho ta dễ nhớ và nhớ lâu hơn bài Nhị hổ vi Xuân Diệu không dùng những điển tích mà những người không biết thì sẽ thấy bớt thú vị. Trái lại Xuân Diệu nhấn mạnh vào những cảm xúc của thiên nhiên, nhưng nâng lên thành hư ảo:
Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh
Lung linh bóng tối bỗng rùng mình…
Bôn bề ánh nhạc: biển pha lê,
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
Bài thơ Huyền diệu viết trước hai bài thơ Nhị hồ và Nguyệt cầm. Bài Huyền diệu không nổi tiếng bằng hai bài kia nhưng đã cho ta thấy dụng ý của tác giả về nghệ thuật nhất là khuynh hướng của trường phái tượng trưng. Bài thơ lấy tiêu đề một câu thơ của nhà thơ Pháp nổi tiếng Bô-đờ-le (Baudelaire) thế kỷ 19.
Những mùi hương, những mầu sắc, những âm thanh xưống hoạ với nhau. Bài Huyền diệu mở đầu:
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tăn hôn
Ở đây trong nhạc có mùi thơm, có vị rượu. Nhà thơ đã tả âm thanh bằng những cảm giác khác, anh đưa khứu giác, vị giác vào thính giác.
Đến đoạn thơ thứ hai:
Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẩn vào thế giới của Du Dương
Ở đây nhà thơ cho bản nhạc có màu hường, anh đưa thị giác vào thính giác.
Đến đoạn cuối là đoạn hay nhất của bài thơ, Xuân Diệu đưa giác quan thứ năm là xúc giác và I âm nhạc vào;
Rồi khỉ nhúc nhạc đã ngừng im,
hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim
Còn cứ run hoài, như chiếc lá,
Sau khi trận gió đã im lìm.
Viết năm 1992 Viết lại năm 1995


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình xuân diệu, nhà thơ xuân diệu