Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Tác phẩm đây mùa thu tới

       Đây mùa thu tới của Xuân Diệu là một trong những bài thơ hay nhất của phong trào thơ mói. Tiếp nối mùa thu của thơ ca dân tộc các nhà thơ mới đã có những đóng góp quan trọng trên đề tài này. Cũng giống với mùa thu xưa, với bầu trời xanh thắm, nắng vàng, trăng thanh, sương khói phủ… nhưng các nhà thơ mới đã miêu tả thiên nhiên với cảm hứng hiện đại. Không chỉ là hình ảnh và cảm xúc, các nhà thơ mới đặc biệt chú ý đến sự cảm nhận trực tiếp của các giác quan.

        Quan sát, lắng nghe rất cụ thể và tinh vi cùng với những liên tưởng, mộng tưởng đã góp phần tạo cho những bài thơ viết về thiên nhiên vừa chân thực vừa thơ mộng. Xuân Diệu có những khám phá tinh vi về thị giác trong Đây mùa thu tới, Lưu Trọng Lư lắng nghe tinh tế từ cái xào xạc của lá thu đến lòng thổn thức của tình thu ở người thiếu phụ qua bài Tiếng thu. Huy Cận với chất thu man mác trong nhiều bài và lặng buồn với Thu rừng. Chế Lan Viên buồn đến nao lòng mỗi độ thu về. Chùm thơ về mùa thu trong phong trào thơ mới như Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và Thu của Chế Lan Viên gồm những bài hay vào loại bậc nhất trong thơ mới.

đây mùa thu tới

         Trong tâm trạng riêng của mỗi người đều mang nỗi niềm riêng của một thế hệ. Đẹp và buồn là nét chung của những bài thơ thu của Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Chê Lan Viên, Huy Cận. Khi nói về những cảm xúc thiên nhiên trong thơ mình Xuân Diệu hay nhắc đến bài Đây mùa thu tới và xem như một sáng tác khá hoàn thiện. Trong những lần hỏi chuyện Xuân Diệu, Xuân Diệu đã nói say sưa về sáng tác này. Không gì quí hơn được nghe chính tác giả nói về đứa con tinh thần của mình từ lúc còn thai nghén.
          Tôi ghi lại những câu hỏi và ý kiến trả lời của Xuân Diệu trong buổi nói chuyện với anh cách đây đã hai mươi lăm năm. Khi tôi hỏi anh về những bài hay nhất trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng, Xuân Diệu đã lần lượt giới thiệu và phân tích các bài Lời kỹ nữ, Đây mùa thu tới, Nguyệt cầm, Thơ duyên…
          Hỏi: Đọc “Đây mùa thu tới” của anh tôi thấy tác giả có những sáng tạo mới khác với tình thu và cảnh thu trước đây, anh đã kế thừa những gì của thơ phương Đông, phương Tây, qua sáng tác này ?



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình xuân diệu, nhà thơ xuân diệu

“Thế mà bấy lâu nay mình cứ tưởng ông ấy…đánh mình”

Cho đến nay, nhiều người vẫn coi bài thơ nhại Là thi sĩ của Tân Trào (Trường Chinh) là đánh vào Xuân Diệu. Bài thơ của Xuân Diệu ra năm 1938 mà bài thơ nhại của Tân Trào viết năm 1942, sao lại có chuyện đánh xa xôi vậy? Nhân dịp làm tuyển tập Về văn hoá và nghệ thuật của đồng chí do Nhà xuất bản Văn học ấn hành, tôi được biết nguồn gốc của bài thơ ấy như sau:
Thời kỳ này trong trí thức thanh niên có tâm lý thích chủ nghĩa lãng mạn và rất thích thơ Xuân Diệu. Lúc bấy giờ Ban binh vận do anh Hoàng Văn Thụ phụ trách. Anh Thụ giao cho hai đồng chí nữ vận động anh Nguyễn Văn Vịnh (trung tướng Nguyễn Văn Vịnh của ta sau này, lúc đó là Đội Vịnh hay còn được gọi là “Xécgiăng” Vịnh).
Theo điều ra của ta Đội Vịnh là một người tiên bộ có thể vận động được. Một đặc điểm đáng chú ý của “ông đội” này là rất thích thơ, hay nói chuyện về thơ ca, làm cả thơ lãng mạn siêu thoát nữa.

Xuân Diệu


Sau mấy lần tìm cách gần được Xécgiăng Vịnh, hai chị về nhăn nhó phàn nàn với anh Hoàng Văn Thụ:
“Anh xem thế nào chứ… chúng em chịu thôi; ông Vịnh hay thuộc thơ, hay đọc thơ lắm! Những là mây gió với yêu đương; mà chúng em lại chẳng biết gì. Ong ấy lại nghĩ chúng em là gái làng chơi. Khó gần lắm!”
Anh Trường Chinh biết chuyện liền bảo: “Thế thì tôi làm cho hai chị một bài thơ để di vận động. Tuần này các chị cứ về thăm dò tiếp. Tuần sau đến đây, có gì thay đổi chúng tôi sẽ báo lại”. (Hồi đó các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Văn Thụ thường lui tối gặp nhau ở ngoại thành Hà Nội trong đó cơ sở quan trọng nhất ở làng Vạn Phúc, Hà Đông).
Một tuần sau đó, khi hai chị quay lại, anh Trường Chinh đem bài thơ của mình ra đọc cho hai chị nghe. Bài thơ dễ hiểu, vui, lại rất dí dỏm. Hai chị nghe thích thú lắm, học thuộc lòng rồi đi tìm ngay ông “Xécgiăng” yêu thơ.
Một thời gian sau, gặp lại anh Trường Chinh, hai chị kể:
- Hôm đó như mọi bận ông Vịnh cứ vừa đùa vừa tếu, ghẹo bọn chúng em. Lựa lúc thích hợp chúng em giả bộ tỉ tê bắt chuyện thơ phú rồi làm như tiện thể đọc chơi thử một bài. Ông Vịnh sững sò, khen “thơ hay thế” lại hỏi “ai làm đấy?” chúng em đáp “Chúng em làm chứ ai”. Ong Vịnh vội vàng lấy so tay ra chép luôn.
Đó chính là bài thơ nổi tiếng đầy tính châm biếm sắc sảo Là thi sĩ của đồng chí Trường Chinh.
Anh Vịnh được giác ngộ tham gia cách mạng, vận động binh lính khô” xanh, lính Nam triều đứng về phía nhân dân, bị địch bắt giam ở Hoả Lò, sau bị bắt ra Côn Đảo.
Năm 1951, trong đoàn đại biểu Nam Bộ ra dự Đại hội Đảng lần thứ II có anh Nguyễn Văn Vịnh. Gặp đồng chí Trường Chinh, anh Vịnh sung sướng và cảm động bày tỏ: “Chính nhờ bài thơ của anh mà tôi giác ngộ cách mạng đấy”. Anh Vịnh có tặng đồng chí Trường Chinh một sô bài thơ anh làm trong nhà tù Hoả Lò và Côn Đảo. Anh Trường Chinh lấy một số bài đọc cho tôi nghe, cười rất hồn nhiên, thân mật nói: “Cậu xem, ai bảo thơ không vận động cách mạng được?”. Khi tôi kể lại câu chuyện này cho Xuân Diệu nghe, Xuân Diệu thoải mái lắm và bỗng nói lắp (Xuân Diệu có đặc điểm hễ xúc động mạnh là nói lắp):
- “Thế mà… mà bấy lâu nay mình cứ tưởng “ông ấy”… đánh… đánh…. mình”.




Đọc thêm tại:

Nhà thơ Xuân Diệu đi mua hoa

Bình sinh, nhà thơ Xuân Diệu rất yêu hoa, nhưng ông là người kỹ tính trong nghệ thuật này. Bất cứ lúc nào, trong nhà ông cũng có hoa tươi để trên bàn.
Một lần, Xuân Diệu ghé vào mua hoa ở quầy bán hoa tươi ngã tư Tràng Tiền. Thấy ông cầm lên xem hết loại hoa này đến loại hoa khác, rồi chần chừ, có ý không thích mua, bà cụ bán hàng vội đon đả hỏi:
- Bác định mua hoa gì mà chọn kỹ thế này?
Xuân Diệu đắn đọ, nhìn ngắm khắp lượt quầy hoa, rồi lưỡng lự nói:
- Hoa không được tươi, cụ nhỉ…
Bà cụ bán hàng liền sốt sắng nói, giọng hồ hởi và hóm hỉnh:
- Ấy, ấy! Nhà thơ ơi! Hoa của cửa hàng chúng tôi cũng là “hoa mới”… đấy chứ! – Bà nhã ý kéo dài giọng hai tiếng “hoa mới” rồi cười rất thoải mái.

Xuân Diệu


Xuân Diệu hơi sững lại trước tình cảm xởi lởi ấy của bà cụ bán hàng, thì bà đã bỗ bã đọc nhại mấy câu thơ trong bài “Ngói mới” của ông:
Trên những nẻo đường tôi dạo, tôi qua
Tôi đã nghe nhiều những khúc ca… “hoa mới”
Trên những nẻo đường tôi dạo, tôi đi
Tôi đã nghe tiếng rầm rỉ… “hoa mới”
Xuân Diệu biết bà cụ bán hoa đã nhận ra ông là Xuân Diệu. Cả nhà thơ và bà cụ bán hàng cùng cười sảng khoái. Rồi bà cụ hỉ hả nói với ông:
- Tôi nghe tiếng bác đã lâu, nhưng chưa gặp lần nào nên không biết người. Vừa rồi nghe bác nói, tôi nhận ra giọng giọng bình thơ “Ngói mới” ở trên đài mà!
Xuân Diệu vui vô cùng. Ông coi đó là phần thưởng cao quí nhất mà cuộc đời dành cho một thi sĩ như ông. Ông hào hứng chọn mua 5 bông lay dơn thật đẹp. Nhưng bà cụ bán hoa cứ nhất thiết chọn đủ cho ông mười bông hoa đẹp nhất trong số hoa của quầy hàng. Xuân Diệu lúng túng vì sợ tốn nhiều tiền. Bà cụ bán hoa vui vẻ nói:
- Bác cũng phải để cho bạn đọc, bạn nghe đài chúng tôi được biếu nhà thơ đủ mười bông “hoa mới” thì nó mới sum suê cùng với “ngói mới” của nhà thơ chứ!
Xuân Diệu rất xúc động, cám ơn bà cụ bán hoa. Song ông nhất thiết chỉ xin nhận 5 bông bà cụ đưa thêm, còn 5 bông ông đã chọn thì nằng nặc trả tiền. Ông nói:
- Các cụ buôn bán thứ hàng đặc biệt này chắc chẳng lời lãi bao nhiêu, quí nhất là đem niềm vui và cái đẹp đến cho mọi người thôi, cụ ạ. Cũng giống như lũ thi sĩ chúng tôi ấy mà!
Trên đường về nhà, Xuân Diệu gặp một nhà thơ trẻ, ông sung sướng chìa bó hoa ra khoe, rồi nói với giọng tràn trề phấn khích:
- Đấy, cậu thấy không, chí ít thì Xuân Diệu cũng là hạng nhà thơ cỡ “đại tá” hoặc “thiếu tướng” chứ! Đến một người bán hoa bình thường mà cũng còn nhận ra tố là nhà thơ Xuân Diệu kia mà!



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ duyên xuân diệu, nhà thơ xuân diệu

Xuân Diệu có một tình yêu riêng không bao giờ biết tuổi

        Một dạo tôi làm đối ngoại ở cơ quan. Thỉnh thoảng, Xuân Diệu cho tôi chiếc mùi xoa, đôi bít tất, đem đến tận nhà. Tôi cười: “Hối lộ à?” Xuân Diệu nói: “Thằng này thì cái gì cũng đoán được, mà nói ác. ừ, để nhớ đến nhau thôi”. Có gì đâu mà tinh quái, chỉ hồn nhiên như Xuân Diệu mới lấy làm lạ.
        Từ thuở trẻ, cái bắt tay như vồ lấy, trán đụng vào nhau, bốn con mắt vuốt ve nhau nghiêng ngả. Ở đâu Xuân Diệu cũng đào hoa mối tình trai. Buổi chiều trong kháng chiến, đã hết lo máy bay lên ném bom, chúng tôi đặt ba lô nghỉ chân ở Âm Thượng xuống sông tắm táp xong lên dạo phô. Đêm nay thị trấn mời Xuân Diệu nói chuyện thơ. Bọn con trai choai choai kháu khỉnh xúm quanh nhà thơ. Tuổi trẻ, trai gái thấy nhau như có điện, dù điện yêu hay điện ghét, thái độ hiện ngay ra con mắt, nụ cười, cái bĩu môi, dáng xóc cổ áo, bãi nước bọt, Đằng này con gối đi ngang mặt dửng dưng như không, nhưng con trai xoắn xít vòng trong vòng ngoài. Sáng hôm sau đến chơi, Xuân Diệu nắm cổ tay từng đứa, nhìn dõi vào mắt, mân mê như chọn đẵn mía. Các cậu còn đeo ba lô hộ, tiễn chúng tôi một quãng xa.

Xuân Diệu


       Chiều hôm ấy ở Viêng Chăn bên cửa sổ buồng khách sạn Apôlô bờ sông Mêkông trông sang lưng phố bến Nọng Khai bên kia. Rặng cây “may sắc”, những chòm hoa đùn lên như giải mây vàng phủ dài.
        Chúng tôi trầm ngâm cả giờ nhìn sông lũ đỞ ngầu – cách một mảng nước đã là Thái Lan. Mai mốt dòng sông xuống dưới kia qua chín cửa ra biển Đông. Thời gian, xa cách và sông nước lúc nào cũng không cùng.
        Tự dưng, Xuân Diệu nắm tay tôi:
        – Chúng mình già rồi.
        Nhớ những đêm man dại ở Yên Dã, nhớ như in hơn bốn mươi năm trước, cũng tay tôi đây, Xuân Diệu vuốt lên, đắm đuối. Bây giờ nhìn nhau lặng yên. Tôi chợt buồn hơn cả câu Xuân Diệu nói. Xuân Diệu không già mà tôi mối là ông lão. Xuân Diệu có một tình yêu riêng không bao giò biết tuổi, từ xưa đến giờ vẫn tơ tưởng, vẫn thanh xuân, vẫn thiết tha. Ở Đan Mạch mới có luật cho người cùng gioiws lấy nhau. Lão Axen 72 tuổi yêu lão Alyxin 70 tuổi đã trên bốn mươi năm, bây giờ được ra toà thị chính Thủ đô Côpenha làm đăng ký kết hôn. Nhưng chàng Xuân Diệu không thủy chung như hai lão kia. Xuân Diệu tài hoa và đam mê, cả đòi đuổi theo mộng.
        Một bài thơ, những bài thơ, những mối tình trai, tình gái. Thơ tình Xuân Diệu gửi một người lính trẻ rời thành phố vào chiến trường:


EM ĐI
Tặng Hoàng Cát
Em đi, để tấm lòng son mãi
Như ánh đèn chong, như ngôi sao
Em đi, một tấm lòng lưu lại
Anh thương nhớ em, lệ muốn trào
Ôi Cát ! Hôm vừa tiễn ở ga
Chưa chi ta đã phải chia xa!
Nụ cười em nở, tay em vẫy
Ôi mặt em thương như đoá hoa!
Em hỡi! Đường kia vướng những gì
Mà anh mang nặng bước em đi!
Em ơi, anh thấy như anh đứng
Ôm mãi chân em chẳng chịu lìa
Nhưng bóng em đi đã khuất rồi,
Đứt lìa khúc ruột của anh thôi!


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình của xuân diệu, nha tho xuan dieu

Ăn phung phí Xuân Diệu không chịu

       Xuân Diệu cho tôi là một đứa khinh bạc. Nhưng lại thương tôi, nên hay khuyên bảo, nhiều khi từ những việc nho nhỏ. Xuân Diệu khuyên tôi phải biết quý miếng ăn. Xuân Diệu dạy tôi khi nào đứng đái thì cắn chặt hai hàm răng lại, như thế sẽ ăn khoẻ chẳng kém hàng ngày uống vitamin B. Xuân Diệu bảo bí quyết dưỡng sinh gia truyền ấy, ông thân sinh đã dậy từ khi còn bé. Tôi có cảm tưởng Xuân Diệu ăn uống chẳng bao nhiêu, nhưng ăn cố.

        Không phải Xuân Diệu ăn, mà là một người nào khoẻ lắm gắp hộ, biến Xuân Diệu thành con ma ăn, trông đến thương. Một chuyến cùng nhau đi nước Lào chúng tôi ở khách sạn Apôlô, mỗi sáng Xuân Diệu nhắc: không ăn sữa thì để riêng đấy cho mình, không ăn hết bánh cuồn thì lấy đĩa sẻ sẵn ra cho vệ sinh. Cố lên, ăn phất phơ như cậu không được. Nhà hàng bưng ra nhiều món, Xuân Diệu cứ thong thả vừa nhai vừa nhắm từng miếng đến hết. Đêm ấy đau bụng phải đi cấp cứu. Ở bệnh viện về, Xuân Diệu thở dài: “Cái miệng làm khổ cái bụng, mình phải tính tham ăn”. Nhưng rồi lại vẫn thong thả quét sạch mâm, như mọi khi.

Xuân Diệu

          Tuy vậy, ăn phung phí Xuân Diệu không chịu. Tôi rủ Xuân Diệu đi nhà hàng Phú Gia, đầu bàn đặt chai bọc rơm rượu Ý Chianti. Có cả Nguyễn Tuân và Huy Cận. Tôi nói đùa với Nguyễn Tuân: ”Phải lên cao lâu để xem ông ấy ăn cho thích mắt”. Nhưng Xuân Diệu chỉ gọi có một món bít tết. Xuân Diệu bảo tôi: “Bao nhiêu đứa đứng xung quanh rình chọc tiết cậu, giết tiền của cậu. Ăn làm gì! Một món ở đây nó nghiến bằng cả tháng thịt chó. Thịt chó bổ nhất các món thịt. Thịt chó, nhưng Xuân Diệu cũng không đụng đến thịt chó hàng. Xuân Diệu mua thịt chó sống, mỗi tuần lễ đánh chén hai lần vào ngày nhất định. Trong thành phố nhiều quán thịt cầy, mà không có hiệu bán thịt cho sống. Xuân Diệu đã có chỗ mua quen. Xuân Diệu mách tôi “cái cô bé ngồi sau cửa chợ Hàng Da”. Tôi đã đến mua của cô hàng thịt chó sống bên cái sân bán cua ốc nhớp nháp cạnh nhà vệ sinh khai nồng nặc. Bây giờ chợ Hàng Da mối, cô hàng thịt chó sống ra đứng bán rong ngoài vỉa hè. Chắng biết ngày trưóc cô hàng có biết ông khách quen ấy là nhà thơ của ta không.



 Từ khóa tìm kiếm nhiều: tho cua xuan dieu, nhà thơ xuân diệu

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Câu chuyện buồn của Xuân Diệu

       Ít lâu sau trong một cuộc họp Ban Chấp hành, Xuân Diệu bị đưa ra khỏi Ban Thường vụ. Và cũng thành một cái nếp kéo dài, từ đấy không ai nhắc nhở đến những việc chủ chốt trước kia Xuân Diệu đã phụ trách. Bỗng dưng, Xuân Diệu trở thành một người hiếm có thì giờ, chỉ chuyên đi viết. Mà Xuân Diệu cũng tự xa lánh mọi công tác.
        Mỗi khi nhớ, chuyện về Xuân Diệu chỉ buồn thương, buồn cười và đáng yêu, chỉ đáng yêu. Xuân Diệu tính đếm cẩn thận, từ chi tiêu đến sáng tác, cẩn thận một cách lò khờ, có khi tưởng kín bưng, kỳ tình ai cũng biết.
        Đặt kế hoạch hẳn hoi chứ. Xuân Diệu hay đi nói chuyện văn thơ. Xuân Diệu chăm chút bảy, tám bài nói, nói khắp nước cũng chuyên mấy “tủ” ấy. Đã trau dồi đến thuộc làu, chỗ nào giơ tay, chỗ nào nghiêng phải, nghiêng trái, lên giọng và nhấn mạnh, chỗ nào đợi vỗ tay, đợi cười và mỉm cười. Xuân Diệu xuýt xoa thú vị: “Nước ta rất chuộng văn học và cũng là cái mốt. Phục vụ không bao giờ xuể được, nói suốt tháng vẫn kín chương trình”. Thời chống Mỹ tôi đi với Xuân Diệu lên nói chuyện ở đại học sư phạm Vinh sơ tán trên huyện Thạch Thành, Thanh Hoá. Mỗi bữa ăn, Xuân Diệu săn sóc thực đơn lấy – Xuân Diệu nói – như thế không làm chủ nhà tốn kém, lại hợp sự cần thiết của mình, không sang trọng đâu, toàn những thứ cần thiết, mấy quả trứng, thịt bò hay thịt gà, canh măng hay canh cà chua, canh cà chua hơn, cho nhiều hành và nhớ đậm một chút.

Xuân Diệu


       Với ngày hai buổi, lại tối nữa, phải thế mói có sức. cả đến viết, Xuân Diệu cũng tính chi ly tức cười, mỗi bài đểu để làm hai việc một lúc. Bài nói ở đài hoặc đăng báo rồi in sách. Nếu không, không viết, không bao giờ viết bài đăng báo rồi không in vào sách. Xuân chê tôi viết lung tung, phí chữ. Năm tháng qua, quyển sách thành hình trong đầu, các bài viết lấp dần vào. Lại từ đấy tính ra sự tiêu pha. ở Yên Dã cái quần ka ki vàng nhạt của Xuân Diệu đã bợt cả hai bên mông. Hỏi sao để trễ tràng thế, sắm cái quần khác đi. Bảo “không ngờ cái quần này mau rách, thành thử lỡ kế hoạch. Đáng lẽ cuối năm mối đến hạn thay quần mới. Chán quá”. Chúng tôi đi công tác “thuế công thương” ở trung du.

      Xuống tận Lâm Thao, cách bốt Việt Trì không mấy chốc. Đã được trên tỉnh dặn phải gọn, nhưng ba lô Xuân Diệu vẫn đủ thứ dự trữ, mỗi chuyến đi công tác đều sắp sẵn thế. Lọ nước mắm kem đặc sệt. Một túi củ hành tỏi đã bóc bớt lóp vỏ cho nhẹ đem từ khu bốn ra. Hộp thịt bò khô ướp lá sả. Cái thịt bò khô khan ấy xào nấu ở nhà tôi, hôm chúng tôi tạt vào Thinh Cù trước khi xuống Lâm Thao. Lúc đi, tôi chỉ đeo ba lô con cóc, có cái màn và quần áo. Xuân Diệu cằn nhằn: cậu này, có cái ăn mà cũng ẩu. Thế thì cậu quí cái gì? Nói thế, nhưng xuống bếp tập thể vẫn chia cho tôi miếng, thịt và củ tỏi, cho đấy, ăn nữa cũng được. Nhưng, cứ phàn nàn, càu nhàu. Tôi cười và chén tự nhiên.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ xuân diệu, nha tho xuan dieu

Đêm và những câu chuyện

           Trời rạng sáng, Xuân Diệu trở về màn mình lúc nào không biết. Tôi he hé mắt nhớ lại những hứng thú khủng khiếp. Những cảm giác nồng nàn kích thích trong bóng tối đã trở ra khi sáng bạch. Tôi chạy xuống cánh đồng giữa trời mưa.
             Nhưng đêm mai lại vào cuộc dữ dội. Trong đêm quái quỉ lại thấy hình như mình không phải mình mọi khi, cũng không biết rồi trời sáng. Cho đến khi thật thấy rạng sáng mới rởn rợn.
           Mọi công việc cơ quan lặng lẽ, nhưng cứ tối đến thì nháo lên, nháo lên một cách âm thầm. Các chàng trai trẻ vào ngủ lang trong xóm. Thằng Đại trắng trẻo, mũm mĩm thì biến là phải. Nhưng cả đến thằng Nghiêm Bình cao to hiên ngang thế, tôi cũng lẳng lặng vác cái ghi ta đi. Bốn bên lặng như tờ. Chỉ còn cái màn buông sẵn của lão trai già Văn Hiến – một tay bốc trời khoe trước kia đã nhẵn mặt ăn chơi xóm Mông-mác bên Pa-ri. Không biết lưu lạc ở đâu vào cơ quan, lão Hiến hầu nâu vá gối, vá hai bả vai to bằng cái quạt mo, không biết ai mách đến cơ quan công tác giữ sổ công văn đi đến.

Xuân Diệu


            Có những đêm quanh đống củi sưởi, Trọng Hứa nhún nhảy gảy ghi ta một ca khúc Phần Lan, Đào Vũ dịch lời Trung Quốc: Đây gió, đây trong rừng… thì lão nghệ sĩ Văn Hiến bỗng trợn mắt uốn tay vờn cái ống quần rách nhảy quanh ánh lửa một mình một điệu vanxơ uyển chuyển tả tơi, chiếc màn trơ trọi của lão Hiến, đôi khi cả màn của Kim Lan r của Nguyên Hồng ở Bắc Giang sang, ngủ tạm đây. Chẳng biết đêm hôm có ông tướng nào bị bàn tay nhung sờ vào rốn không. Cuộc kiểm điểm Xuân Diệu kéo đến hai tôi. Hồi ấy chưa biết phương pháp chỉnh huấn, nhưng hàng ngày chúng tôi làm việc giờ giấc nghiêm ngặt, mỗi tổ buổi chiều trước giờ tăng gia lại hội ý rút kinh nghiệm, hướng dẫn sửa chữa và công việc ngày mai từng người. Cả cơ quan họp đến khuya. Chỉ có ông Phan Khôi lên buồng vẫn mắc sẵn màn đi ngủ từ chập tôi, bở ngoài tai mọi việc.
          Xuân Diệu chỉ ngồi khóc, chẳng biết Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Trọng Hứa, Nguyễn Văn Mãi, cả lão Hiến, thằng Nghiêm Bình, thằng Đại và mấy thằng nữa, có ai ngủ với Xuân Diệu không, nhưng cũng không ai nói ra. Tôi cũng câm như hến. Lúc rồ lên, trong đềm tối quyến rũ, mình cũng như điên kia mà. Không nói cụ thể việc ấy, nhưng ai cũng to tiếng gay gắt “tư tưởng tư sản, phải chừa đi”. Xuân Diệu nức nở “tình trai của tôi… tình trai…”, rồi nghẹn lời, nước mắt lại ứa ra.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình xuân diệu, nhà thơ xuân diệu

Cát bụi chân ai

        Xuân Diệu và Huy Cận lên Nghĩa đô, ở chơi cả buổi và ăn cơm. Dịu dàng, âu yếm, Xuân Diệu cầm cổ tay tôi, nắm chặt rởi vuốt lên vuốt xuống. Bốn mắt nhìn nhau đắm đuối. Xuân Diệu gắp thức ăn cho tôi.         Cử chỉ thân thiết quá, hơi lạ với tôi, nhưng mà tôi cảm động. Tôi sướng mắt nhìn tập Thơ thơ khổ rộng nhà in Trung Bắc phố hàng Buôm. Hai chữ Xuân Diệu nét chì sắc gọn, không phải chữ gỗ dẹp đét.

         Thỉnh thoảng, Xuân Diệu lại lên nhà chơi. Vẫn nắm tay cả buổi, nhìn tha thiết. Xuân Diệu yêu tôi. Nhớ những tình yêu con trai với nhau, ở trong làng và ở lớp, khi mới lớn. Học lớp nhất trường Yên Phụ, nói vỡ tiếng ồ ồ, mặt xủi trứng cá, chúng nó cứ bảo tôi là con gái. Nhiều thằng cặp đôi với tôi, đòi làm vợ chồng. Có hôm chúng nó tranh vợ đánh nhau lung tung. Có đứa xô vào ôm chặt, sờ soạng toạc cả đũng quần tôi. Nhiều hôm đi học không dám đến sân trường sớm. Phải lẩn vào trong ngõ Trúc Lạc, nghe trống mới chạy ù đến sắp hàng vào lớp.

Xuân Diệu


           Đương cữ mưa rào. Trong thung lũng, có khi con nước mù mịt trắng xoá cả ngày. Ở Yên Dã, đi chợ Lục Ba, Ký Phú nhỡ gặp cơn lũ lên phải ngủ nhờ qua đêm bên này suối. Hết mưa rào xôi xả, đến mưa dầm tả tơi, còn buởn hơn. Triền Tam Đảo cao ngang đầu đổ bóng tối sầm. Nước mưa giọt ngắn giọt dài, đêm ngày mái nứa rả rích không lúc nào dứt hạt. Dường như trong trời đất chỉ còn cái xóm núi này sốt lại chưa bị nạn hồng thuỷ. Có uống cả vò rượu nếp nhà kiến trúc sư Võ Đức Diên cũng không vơi được cái hiu hắt và nỗi nhớ phố phường, chốc chốc lại giơ đếm ngón tay nhớ kê tên những ai ai. Mới xê chiều đã chập tối, chẳng còn ai thò chân ra đường xóm đá tảng lầy lội. Cơm xong nhà ăn đóng cửa, mái rạ lẫn vào sườn đồi chơ vơ. Mấy cậu văn phòng ở một mình, xong bữa lại quang bát đĩa đấy, vào chơi ngủ luôn tại các nhà trong xóm. Có cậu việc gấp, đánh máy đêm xong rồi cũng chuồn mất. Dãy buồng ở tập thể không đèn đóm, tối thui. Không nghe tiếng trở mình, giát giường không ken két. Im như đất hoang. Nhà tôi ở ngoài ven gò giữa đồng. Rượu khuya, đường mưa lội, tôi ngủ lại.
          Chúng nó sợ, đi bỏ trống cả cơ quan, cả dạo mưa gió, Xuân Diệu ở lại u tỳ quốc không ra ngoài. Giọt gianh lách tách mái nứa gọi về những đêm ma quá, rùng rợn, say đắm. Bàn tay ma ở đâu sờ vào. Không phải. Tay người, bàn tay người đầy đặn, âm ấm. Hai bàn tay mềm mại xoa lên mặt lên cổ rồi xuống dần xuống dần (…) Bóng tối bập bùng lên như ngọn lửa đen, không có ánh, cái lạnh đêm mưa rừng ấm dần lên. Chẳng còn biết đường ở đâu, mình là ai, ta là ai.
Rồi như chiêm bao, tôi ngã ra, thông khoái. Im lặng. Nghe mưa rơi xuống tầu lá chuốỉ trong đêm và cái mệt dịu dàng trong mình. Giữa lúc ấy, hai bàn tay mềm như lụa lại vuốt lên mặt. Làn môi và hơi thở nóng như than.




Đọc thêm tại:

Chi bộ kết nạp Đảng viên mới

          Đầu năm 1950, chi bộ Đảng quyết định kết nạp hai đảng viên mới, Nguyễn Tuân và Xuân Diệu. Trang trọng, mỗi người được kết nạp ở một buổi họp khác nhau. Bí thư chi bộ Trọng Hứa hởi ấy phụ trách văn phòng cơ quan. Tôi ở báo Cứu Quốc về, được dự kết nạp Nguyễn Tuân ở rừng, giản dị như một buổi họp. Chỉ thêm một ống nứa cắm mấy nhành hoa mua, hoa đơn đở ngắt ngoài đời. Hai người giới thiệu, Nguyễn Huy Tưởng và Tố Hữu; Tô Hữu cũng sinh hoạt chi bộ ấy (…)
Một tháng sau, chi bộ kết nạp Xuân Diệu.
          Mùa thu năm 1950, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng và tôi lên Cao Bằng tham gia chiến dịch giải phóng biên giới, chiến dịch lớn đầu tiên của quân chủ lực. Nguyễn Tuân với một đoàn công tác khác về đởng bằng liên khu ba. Ngày 13 tháng hai 1951, Nguyễn Tuân được công nhận đảng viên chính thức chi bộ tuyên truyền liên khu – tôi lại ghi -theo trí nhớ con số tuyệt hảo của Nguyễn Tuân.


Xuân Diệu

             Không biết khi đó Xuân Diệu đã qua Sơn Dương và những vùng rừng núi thẳm Bản Tỵ Đầm Hởng chưa. Bài thơ đăng tạp chí Văn Nghệ có câu Sớm nay ra khởi u tỳ quốc, Xuân Diệu đã sáng tác ở Yên Dã. “U tỳ quốc” đây mới là những nếp nhà tranh lưng đởi, đâu bằng mấy năm sau, đi sâu vào cuộc kháng chiến gian khổ, chúng ta ở Động Móc áp núi Là, ở Thượng Yên rừng sâu bờ sông Lô. Trước mặt, thấy con trăn gió nằm trong bụi nứa và những con kỳ đà mốc thếch nghểnh đầu rình bắt gà. Đêm nghe hổ ra suối, tiếng gầm khô rợn.
              Rời thành phố, lên đến Yên Dã đã u tỳ quốc lắm rồi. Tôi quen Xuân Diệu trước 1945. Tôi cũng là người Xuân Diệu rủ đi nghe và cổ vũ Xuân Diệu lần đầu tiên diễn thuyết đề tài Thanh niên với quốc văn ở giảng đường trường đại học Hà Nội, Xuân Diệu nói “Hoài đi ủng hộ Diệu”. Anh Hiền sinh viên mặt tái xanh nhút nhát ra giới thiệu lúng túng. Không sao, Xuân Diệu áo tuýt so lụa mổ gà, cà vạt lấm tấm vàng xẫm, làn tóc rậm đen loăn xoăn trên đài trán đã thu hút người nghe vào ngay câu chuyện. Đột nhiên, Xuân Diệu nói nhịu chữ “tâm hồn” như một bà già trong làng bán bánh đúc có tật nói nhịu nhảm. Nhưng Xuân Diệu vẫn tiếp tục sang sảng hùng biện không ai kịp sửng sốt.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ duyên xuân diệu, nhà thơ xuân diệu

Nhớ lại một kỷ niệm

Mùa hè năm 1951, anh Xuân Diệu và tôi đi xuống vùng nam Phú Thọ. Chúng tôi đi tham gia công tác thuế công thương nghiệp. Trực tiếp làm công tác quần chúng, tác phong ấy đã thành nền nếp của anh chị em văn nghệ sĩ trong kháng chiến. Ban ngày đến một nơi; tối lại đi nơi khác, đề phòng địch ở việt Trì đột kích ra. Dẫu trong hoàn cảnh khẩn trương thế, nhưng bao giờ anh Xuân Diệu cũng tìm cơ hội nói chuyện thơ, bình thơ với cán bộ với đồng bào.
Đấy cũng lại là thói quen rất riêng, rất quý của anh, bao nhiêu năm vẫn vậy. Năm kia, ở Quảng Nam, Đà Nẵng, khi chúng tôi lên huyện Giàng, sáng sớm qua Đại Lộc, thấy anh Xuân Diệu ngồi rửa mặt, hởi hôm nay đi đâu, anh nói đi nói chuyện thơ với giáo viên toàn huyện.

Xuân Diệu


Lần đi Việt Trì này, anh Xuân Diệu kể cho tôi nghe vừa qua anh có dịp thăm bộ đội biên giới, anh được đọc nhiều bài thơ bích báo của bộ đội và anh đã công phu chép vào sổ tay cho tôi một số bài thơ bích báo ấy. Hơn một nám qua, anh chỉ đi nói chuyện và đọc những bài thơ bích báo, trong đó có Bài thơ “Liên Khình” – thật ra bài thơ không có tên, anh đặt là Bài thơ “Liên Khình” cho dễ gọi mà thôi.
Liên và Khinh là hai chiến sĩ ta trong một đơn vị bộ đội đóng trên núi Phia Khinh. Trong một trận đánh đồn địch, cả hai chiến sĩ đều hy sinh và được đưa về chôn trên núi ấy. Anh em trong đơn vị nhớ đồng chí Liên và đồng chí Khinh đã cùng nhau làm bài thơ ấy rồi dán lên liếp bích báo đại đội.
Nhiều năm sau, vào thời kỳ kháng chiến chông Mỹ, anh Xuân Diệu và tôi có lần cùng nhau đi nói chuyện văn học ở trường Đại học Sư phạm Vinh, hồi ấy sơ tán lên huyện Thạch Thành (Thanh Hoá). Anh Xuân Diệu đã giảng nhiều buổi, trong đó lại có buổi nói với học sinh về những bài thơ bích báo bộ đội với Bài thơ “Liên Khình”.
Rồi lại nhiều năm nữa, năm 1978, anh em chúng tôi được dịp sang thăm nước Cộng hoà nhân dân Lào. Anh Xuân Diệu nói chuyện ở hội trường Bộ Văn hoá với các đồng chí cán bộ văn hoá Lào, anh kể chuyện Bài thơ “Liên Khình”. Lên Luang Phabăng, anh cũng nói về thơ chiến sĩ, thơ bộ đội…
Có lẽ tôi là một người bạn có duyên nghe nhiều lần Bài thơ “Liên Khình” Anh cắt nghĩa như giải thích cho tôi:
– Bài thơ ấy là hình ảnh tinh thần chiến đấu, tình đồng chí đồng đội của người chiến sĩ Việt Nam, là hình ảnh những đức tính và lòng dũng cảm kiên cường của con người Việt Nam. Những sư việc lớn lao như thế nói lúc nào cũng là mới, là hiện đại, cũng như chủ nghĩa Mác, cũng như tình yêu, lúc nào cũng là mối. Cậu có đồng ý với mình thế không?
Tôi xin chép lại nguyên văn Bài thơ “Liên Khình” mà anh Xuân Diệu đã chép vào sổ tay của tôi năm ấy.
Liên, Khinh Trên Phia Khinh
Hay chăng có nhớ chút tình chúng tao
Cùng cầm súng, cùng cầm dao
Cùng ăn cơm nắm, cùng vào đồn Tây
Cớ sao hôm nay vắng mặt chúng mày
Để súng ai vác, để dây ai chuyền
Chúng tao lắm lúc cũng quên
Nhưng khi nhớ đến lại thương Liên, Khình
Chúng tao đã biểu đồng tình
Phia Khinh xoá bỏ, Liên Khình là tên.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình của xuân diệu, nha tho xuan dieu

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Câu chuyện về anh Xuân Diệu

        Giữa năm 1949 trong chiến dịch biên giới, tôi được anh Nguyễn Đình Thi giao phụ trách tổ văn nghệ gồm anh Văn Giáo hoạ sĩ, anh Nguyễn Đắc điện ảnh và anh Chính Yên nhà báo.         Chúng tôi đang ở Văn Mịch bên sông Kỳ Cùng chuẩn bị lên đường tìm trung đoàn 174 Cao Bắc Lạng. Mấy ngày liền nước sông dâng lên cao. Thêm nữa bom đạn của giặc trút xuống vùng này từ sáng đến chiều. Ủy ban xã liền đưa chúng tôi vào lánh trong một cái hang vừa rộng vừa sâu. Mọi đường tiếp tế lương thực đều bị cật đứt. Ngày ngày chỉ biết ăn khoai và bí, ngô của đồng bào đem đến cho. Sự thật bí và ngô cũng có hạn nên chúng tôi thường bữa đói bữa no. Nhưng chúng tôi thèm nhất là chất mặn. Vì vùng này cũng như nhiều vùng núi rừng khác ở Việt Bắc, Tây Bắc, muối-vốn rất hiếm.

Xuân Diệu


         Vào một buổi trưa, một em bé người dân tộc đưa vào hang thêm ba người nữa. Chúng tôi mừng quá, vì trong số ba người mới đến có anh Xuân Diệu.
Anh Nguyễn Đắc vui vẻ nói:
– Thế là tối nay chúng ta được nghe lời thơ mặn mà của anh Xuân Diệu. Như thế cũng đỡ nhớ muối
Anh Xuân Diệu cười nói:
– Lời mặn mà đến đâu cũng không thể thay muối được. Thay chất mặn chỉ có…
Anh Chính Yên nói chen:
– Chỉ có nước mắt à?
Anh Xuân Diệu lắc đầu:
– Không phải, chỉ có muối.
       Nói xong anh mỏ ba lô lấy ra một gói muối chừng mấy lặng biếu anh em. Anh còn biếu thêm mấy hộp diêm nữa. Thú thật chưa lúc nào tôi thấy món quà tặng đơn sơ nhưng lại quý đến thế.
Càng hiểu thêm anh Xuân Diệu không chỉ mơ ước, mơ mộng khi làm thơ mà trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống, anh đều tính toán, lo xa từ việc lớn đến việc nhỏ khá chu đáo.
Giữa mùa hè năm 1950 tôi đang ngồi nghỉ chân trong một quán nhỏ ở Văn Lãng bên này Đèo Khê thì thấy anh Xuân Diệu đột ngột bước vào. Tôi hỏi anh có cùng đi với ai không? Anh cười nói: “một mình, luôn luôn một mình”. Tôi mời anh đến ngôi cùng bàn với tôi. Uống xong cốc nước chè đường, anh hỏi tôi có cùng về xóm Chồi không thì đi cùng cho vui. Xóm Chồi, dưới chân núi Tam Đảo ngày ấy là trụ sở của Hội Văn nghệ Việt Nam. Tôi cho anh biết tôi đang trên đường về đất quê hương Bình Trị Thiên. Anh Xuân Diệu nhìn tôi ái ngại:
– Đi xa thê à? Từ Đèo Khê vào Đèo Ngang kia à? Bao giò mối lại gặp nhau?
Câu hỏi tâm tình ấy tự nhiên gieo vào lòng tôi nỗi bồi hồi xao xuyến khó tả. Để tránh yên lặng, tôi đã đáp lại một câu sáo:
– Chỉ có núi mối không gặp nhau.
Anh Xuân Diệu lẳng lặng mỏ ba lô lấy ra một túi nhỏ bằng vải xanh. Anh lại lấy từ trong túi vải xanh này ra một lọ thuốc viên. Anh trút ra mấy chục viên thuốc trên tò giấy trắng đoạn gói lại cẩn thận rồi trao tôi:
– Thuốc kiết loại tốt đấy. Ăn uống lúc này dễ bị bệnh lỵ lắm. Giữ lấy mà dùng khi cần.
Anh lại lấy ra từ một tui con khác một cái nắp bút Paker rồi cười nói:
          Nắp bút này mình nhặt được giữa sân đồn giặc đã thành tro ở trung du. Cũng không biết dùng làm gì. Đem theo thì bận, vứt thì tiếc. Nhưng nập bút này ai thiếu cũng trỏ thành quý lắm đấy. Anh cứ giữ cho vui để nhớ nhau.
         Từ đó tôi đã đem theo cái nắp bút này qua bao nhiêu chặng đường của đất nước. Cho đến hôm nay, 35 năm đã qua, chiếc nắp bút ấy vẫn còn trên bàn, trước mặt tôi và mỗi lần nhìn đến lại nổi bật trong lòng tôi hình anh dịu hiền anh Xuân Diệu với rừng núi trập trùng Đèo Khế, Đèo Ngang.
                                                                                                                            Xuân 1986

Từ khóa tìm kiếm nhiều: tho cua xuan dieu, nhà thơ xuân diệu

Anh Xuân Diệu thân yêu

        Đã gọi là bạn cũ lâu năm thì những lúc trò chuyện, tâm sự với nhau chắc chắn không phải chỉ một vài lần. Tuy nhiên cũng do thòi gian hay hoàn cảnh đặc biệt nào đó mà những buổi gặp nhau trở thành những kỷ niệm khó quên.        Có thể nói tôi quen biết anh Xuân Diệu tại Huê, trước đây vừa tròn nửa thế kỷ, nghĩa là từ năm 1936. Ngày ấy tôi làm việc tại “Hội những người bạn yêu Huế cổ”. Và kết hợp làm thêm trong ngành hướng dẫn khách du lịch. Tôi đã viết được một ít truyện ngắn và vài bài thơ. Những bài này lại được đăng trên vài tờ báo ở Hà Nội Có một điều đáng nói là nhiều bài đăng trên báo địa phương lại ít người để ý. Anh Xuân Diệu đã tìm đến gặp tôi ngay tại nơi tôi làm việc. Ngày ấy tôi hay e thẹn mà anh Xuân Diệu cũng khá rụt rè. Chúng tôi không nói gì nhiều đến văn thơ mà nói về di tích này, phong cảnh khác nên thơ của Huế! Sau đó anh nhờ tôi đưa anh Huy Cận và anh đi xem lăng tẩm. Chúng tôi xuống đò ngang qua sông Hương phía thượng nguồn đe đến Lăng Minh Mạng. Con thuyền lướt nhẹ trên dòng nước trong xanh, dịu dàng, êm ả. Anh Huy Cận tự nhiên đưa một ngón tay xuống sông rẽ nước rồi đọc:


Thiếp tâm chính tự tràng giang thuỷ

Trú dạ tuỳ lang đáo Phúc Châu


Đoạn anh đọc tiếp lời dịch:


Lòng em như nước Trường giang ấy

Sớm tôi theo chàng đến Phúc Châu.


Tôi giới thiệu một câu hò của vùng phá Tam Giang cũng nói lên ý ấy:


Anh ngồi trên chiếc thuyền ngãi
Em đứng trên bãi cát tình
Thuyền đi cát củng rung rinh
Lòng em tư lự bập bềnh trôi theo.

Xuân Diệu


         Anh Xuân Diệu, đôi mắt lim dim như suy nghĩ rồi nói chậm chạp: – “Thuyền đi cát cũng rung rinh” thì hay thật. Tuy nhiên ý chung nhưng phong thái lại riêng. Một đằng là lòi của người quý phái sống trong khuê các. Một bên là tiếng nói hồn nhiên, chất phác đậm đà của lốp người sống giữa trời sông…
         Nhớ lại càng rõ anh Xuân Diệu yêu thơ, say thơ, tìm hiểu đủ các cạnh khía, ngóc ngách của thơ không phải khi đã sống nhiều, đi nhiều mà đã lộ ra khá rõ nét từ buổi đầu, từ lúc tuổi đời chưa đến hai mươi.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ xuân diệu, nha tho xuan dieu

Thơ Xuân Diệu và âm nhạc

Thơ ca và âm nhạc là hai bộ môn nghệ thuật rất gần nhau nhưng cũng rất khác nhau. Thơ ca sử dụng ngôn ngữ để diễn tả tâm tình. Âm nhạc sử dụng âm thanh để nói lên cảm xúc. Làm một câu thơ để tả một điệu hát hay một tiếng nhạc không phải là dễ.Xưa nay ta đã biết những bài thơ có tài dùng thơ để tả nhạc. Như nhà thơ Bạch Cư Dị đời Đường Trung Quốc trong bài thơ Tì Bà hành khi tả tiếng đàn Tì Bà của người Kỹ nữ:

Giông to đường đổ mưa rào
Nỉ non giây nhỏ tựa nhiều chuyên riêng
Thi hào Nguyễn Du của Việt Nam đã tỏ tài năng của mình khi Kiều đánh đàn:
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời
Trong những nhà thơ Việt Nam hiện đại thì Xuân Diệu là người có nhiều thành công nhất trong việc dùng thơ để tả nhạc. Rõ ràng hơn cả là trong ba bài thơ sau đây: Nhị hồ, Nguyệt cầm Huyền diệu.

Xuân Diệu


Trong bài Nhị hồ in trong tập Thơ Thơ xuất bản năm 1938, Xuân Diệu đã làm cho chúng ta say mê khi nghe tiếng đàn dẫn ta vào thê giới của âm thanh, nhất là trong thời gian xa xưa với những sự tích của Á đông đã đi vào huyền thoại:
Điệu ngả sang bài Mạnh Lệ Quân Thu gồm xa vắng tự muôn đời Sương nương theo trăng ngừng lưng trời, Tương tư nâng lòng lên chơi vơi…
Tiếng đần thần diệu dẫn tôi đi
Qua những sân cung rộng hải hồ
Có phải A Phòng hay Cô Tô
Lá liễu dài như một nét mi
Nếu bài Nhị hồ dẫn ta đi vào sự diệu kỳ của thời gian xa vắng, thì bài Nguyệt cầm in trong tập Gửi hương cho gió xuất bản năm 1944 lại đem đến cho ta những cảm giác diệu kỳ mới mẻ nhất là vê không gian:
Trăng nhập vào giây cung nguyệt lạnh,
Trăng thương trăng nhớ, hỡi trăng ngần.
Đàn buồm đàn lặng ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân
Bài Nguyệt cầm làm cho ta dễ nhớ và nhớ lâu hơn bài Nhị hổ vi Xuân Diệu không dùng những điển tích mà những người không biết thì sẽ thấy bớt thú vị. Trái lại Xuân Diệu nhấn mạnh vào những cảm xúc của thiên nhiên, nhưng nâng lên thành hư ảo:
Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh
Lung linh bóng tối bỗng rùng mình…
Bôn bề ánh nhạc: biển pha lê,
Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề
Bài thơ Huyền diệu viết trước hai bài thơ Nhị hồ và Nguyệt cầm. Bài Huyền diệu không nổi tiếng bằng hai bài kia nhưng đã cho ta thấy dụng ý của tác giả về nghệ thuật nhất là khuynh hướng của trường phái tượng trưng. Bài thơ lấy tiêu đề một câu thơ của nhà thơ Pháp nổi tiếng Bô-đờ-le (Baudelaire) thế kỷ 19.
Những mùi hương, những mầu sắc, những âm thanh xưống hoạ với nhau. Bài Huyền diệu mở đầu:
Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tăn hôn
Ở đây trong nhạc có mùi thơm, có vị rượu. Nhà thơ đã tả âm thanh bằng những cảm giác khác, anh đưa khứu giác, vị giác vào thính giác.
Đến đoạn thơ thứ hai:
Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẩn vào thế giới của Du Dương
Ở đây nhà thơ cho bản nhạc có màu hường, anh đưa thị giác vào thính giác.
Đến đoạn cuối là đoạn hay nhất của bài thơ, Xuân Diệu đưa giác quan thứ năm là xúc giác và I âm nhạc vào;
Rồi khỉ nhúc nhạc đã ngừng im,
hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim
Còn cứ run hoài, như chiếc lá,
Sau khi trận gió đã im lìm.
Viết năm 1992 Viết lại năm 1995


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình xuân diệu, nhà thơ xuân diệu

Xuân Diệu – Tô Hoài và những kỉ niệm

        Cùng với cam của anh Tô Hoài đó là quà đầu tiên của các bạn cho tôi khi bị ốm. Đến ngày 11-11 anh Xuân Diệu lại đến thăm tôi ở bệnh viện cùng anh Huy Cận. Xuân Diệu lại bàn với tôi về thành phần của Ban sơ khảo của Hội đồng thở.

        Tôi ra viện được mấy ngày thì ngày 6-12 anh Xuân Diệu lại đến nhà tôi thăm lần nữa và cùng bàn với tôi về công việc của Hội đồng thơ.
        Bỗng ngày thứ bẩy 14-12 tôi nghe nói anh đau tim và phải vào bệnh viện. Hôm sau chủ nhật 15- 12 lúc 9 giờ tôi vào thăm anh ở phòng cấp cứu của bệnh viện Việt-Xô anh nằm im trên giường bệnh nhưng rất tỉnh táo. Anh nói thấy choáng váng và vào bệnh viện kịp thòi. Chúng tôi nói chuyện với nhau về tình hình đất nước và tình hình của Hội Nhà văn ta. Anh hỏi người ta đã làm tuyển tập cho Tê Hanh chưa? Tôi nói tôi đã nộp bản thảo rồi chắc là sẽ ra sau tuyển tập của Chế Lan Viên và Huy Cận. Anh nói phải làm đi Không thì nhiều khi ra di mà không thấy tuyển tập của mình như Nguyên Hồng. Anh ứa nước mắt và tôi cũng khóc. Cháu Hà con dâu anh Huy Cận vào, và tôi nắm tay anh xin về.

Tô Hoài


          Đó là cuộc gặp mặt cuối cùng của tôi với anh Xuân Diệu. Kể từ cuộc gặp đầu tiên tháng 2-1937 đến cuộc gặp cuối cùng này, vừa đúng 48 năm 10 tháng.
         Thơ ca và âm nhạc là hai bộ môn nghệ thuật rất gần nhau nhưng cũng rất khác nhau. Thơ ca sử dụng ngôn ngữ để diễn tả tâm tình. Âm nhạc sử dụng âm thanh để nói lên cảm xúc. Làm một câu thơ để tả một điệu hát hay một tiếng nhạc không phải là dễ.
          Xưa nay ta đã biết những bài thơ có tài dùng thơ để tả nhạc. Như nhà thơ Bạch Cư Dị đời Đường Trung Quốc trong bài thơ Tì Bà hành khi tả tiếng đàn Tì Bà của người Kỹ nữ:


Giông to đường đổ mưa rào
Nỉ non giây nhỏ tựa nhiều chuyên riêng


         Thi hào Nguyễn Du của Việt Nam đã tỏ tài năng của mình khi tả Kiều đánh đàn:


Trong như tiếng hạc bay qua

Đục như nước suối mới sa nửa vời


       Trong những nhà thơ Việt Nam hiện đại thì Xuân Diệu là người có nhiều thành công nhất trong việc dùng thơ để tả nhạc.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ xuân diệu, nha tho xuan dieu

Những kỉ niệm đẹp

         Năm 1937 – Tôi đang học năm thứ nhất I thành chung trường Quốc hội Huế. Và nghe nói trong những học sinh miền Trung ở Hà Nội đưa về học ban tú tài có Xuân Diệu lúc ấy đã là học sinh khoa triết của trường.
        Tôi đang ở cái tuổi mười làm, mười sáu mê thơ, nhất là say sưa Thơ mới trong đó có thơ Xuân Diệu đăng trên các báo ở Hà Nội lúc bấy giờ.
         Nhưng không hiểu vì sao tôi chưa trực diện thấy Xuân Diệu bao giờ. Một phần vì tính tôi rụt rè lại mới vào học có mấy tháng, từ quê ra còn bỡ ngỡ. Một phần vì chúng tôi cách nhau đến sáu lớp. Tôi là học sinh năm đầu của trường, mà Xuân Diệu là học sinh năm cuối. Tôi cho anh là bậc đàn anh rất xa với lứa tuổi mình.
          May sao tháng 2 – 1937 có cuộc biểu tình của học sinh ở Huế bãi khoá đi đón Gô-đa, một người của đảng xã hội Pháp qua xem tình hình Đông Dương. Tôi không nhớ rõ ngày nào chỉ nhớ hôm ấy học sinh bỏ học đi biểu tình qua các đường phố. Bọn chúng tôi đi từng nhóm theo từng lớp từng trường. Sau này tôi mối biết anh Tô Hữu là một trong những người lãnh đạo trường tôi.

Xuân Diệu


         Chợt tôi nghe anh bạn bên cạnh chỉ một học sinh lớn vừa đi qua, bạn ấy nói đó là nhà thơ Xuân Diệu. Anh ở trong nhóm những người phụ trách các lớp. Tôi bàng hoàng; bấy lâu yêu thơ anh nhưng tôi chưa được thấy anh bao giờ nên không ngờ anh đẹp thế, lúc ấy anh vừa tròn 20 tuổi. Chờ mãi không thấy Gô-đa đâu tôi ngồi lặng im trên bờ đường nhẩm làm một bài thơ trữ tình chịu ảnh hưởng của thơ Xuân Diệu lúc bấy giò. về lớp các bạn khen tôi và chúng tôi rủ nhau làm một tờ báo trong lớp, tôi giữ mục thơ. Đó là bài thơ đầu tiên của tôi. Nếu đọc thơ Thế Lữ tôi bắt đầu yêu thơ, năm 1935, thì tháng 2 năm 1937 khi được thấy Xuân Diệu tôi làm bài thơ đầu tiên của tôi.
       Năm 1985, ngày 29-10-1985 tôi đến thăm anh Xuân Diệu tại phòng làm việc của anh. Chúng tôi trao đổi với nhau về việc tặng thưởng của Hội đồng dịch thuật trong bốn năm 1981-1984 và bàn về Ban sơ khảo của Hội đồng thơ cho tặng thưởng 1984. Tôi ra về thây còn sớm nên đến câu lạc bộ Ba Đinh để tắm. Khi trở về nhà thì bị tai nạn xe đạp, sau đó tôi phải vào nằm bệnh viện. Hai hôm sau, chủ nhật ngày 3-11 vợ tôi vào và nói anh Xuân Diệu có đến nhà thăm và gửi cho cam, anh còn dặn là phải ăn quả chín trước còn quả xanh sau.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình xuân diệu, nhà thơ xuân diệu

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Có những kỉ niệm mãi không thể quên

-        Sanh, làm sao mà khóc thế em?

         Anh San vừa hỏi vừa đưa cho tôi nửa ổ bánh mì. Tôi cầm lấy rồi nói:

-        Em vừa được thư của anh em, anh của em có gửi cho em năm đồng bạc, em may bộ đồ hết hai đồng, còn ba đồng em đánh bài thua hết.

-        Khóc mà làm quái gì. Hết tiền thì đi kéo xe sẽ có. Em đã mạnh rồi, thì từ nay cứ đi kéo xe.

-        Thế họ còn hỏi giấy nữa không, anh?

-        Hỏi làm gì cái ấy, đã đến mùa thuê đâu mà họ hỏi.

         Tôi nhếch mép cười, chua xót:

-        Thế thì được, sao em buồn quá anh San ạ. Anh đi chơi đâu dẫn em đi với.

         Anh San móc túi lấy ra đồng xu năm đưa cho tôi, nói:

-        Cầm cái này mà đi ăn cơm, đến chiều tối đây, tao dẫn đi vô nhà ông đội Bốn coi đá gà.

-        Cám ơn anh, đá gà họ có cá tiền chứ anh nhỉ?

 -        Có chứ, lớn lắm, ăn thua tới bạc trăm.

Xuân Diệu


         Anh San đi rồi, tôi lủi thủi một mình, bụng cứ nghĩ đến số bạc ba đồng của anh tôi gửi cho. Tôi ăn miếng bánh mì không thấy ngon, tôi chỉ trách tôi là một thằng khốn nạn, dại khờ ham mê bài bạc. Không có tiền để ăn cho no chứ thua thì từ ấy đến nay tôi thua nhiều lắm, có tới hơn ba chục bạc, lúc một đồng, lúc ba hào, năm hào. Hôm nay là bữa thua nhiều nhất. Thò tay vào túi, chạm phải bức thư của anh tôi, tôi lại nhớ đến câu anh tôi khuyên nhủ: “Em gắng lo làm ăn, ấy là em thương anh lắm đó”. Nước mắt tôi cứ tuôn ra, tôi muốn đem tôi ra mà hành hình, tôi quả là một kẻ vứt đi; đau ốm, được từng ấy tiền lại đem nướng vào sòng bài, đám bạc.

 Ngắm lại bộ đồ mới của tôi, tôi nhất định thế nào cũng phải để mà mặc. Bộ đồ này là kỷ niệm của anh tôi, tôi sẽ gần anh tôi luôn, nếu bộ đồ này luôn luôn ở sát trong mình tôi. Tôi vơ vẩn nghĩ suy, lòng hồi hộp buồn rầu, đồng xu năm rớt xuống đất, tôi cúi xuống nhặt lên bỏ vào túi.

1941 -1942




Đọc thêm tại:

Nhận thư của anh Diệu

        Được thư em, anh khóc. Anh chỉ trách rằng làm anh mà không biết giúp em giúp má, Nhưng trời đã cho anh sẵn cái tài, cái tài thi sĩ, bởi thế anh lơ lãng về bên thực tế, hoá ra không kiếm được tiền.

           Bây giờ anh sẽ tạm bỏ thơ, bỏ văn để lo chuyện kiếm tiền mà giúp em, giúp má.

          Anh cũng thường nghĩ đến em, đến má. Chiêm bao thấy em luôn, nhưng anh không biết làm thế nào cứu giúp em.

Xuân Diệu


          Sanh yêu quý của anh. Anh yêu em nhất đời của anh. Không bao giờ anh quên em được. Nhờ trời anh có việc làm, anh sẽ hết lòng cứu giúp em. Hiện giờ anh khuyên em hãy lo làm ăn, đừng ham chơi bời lêu lổng, em ạ.

         Anh cũng khổ lắm, không sung sướng gì. Đã lâu nay anh không ăn tiền nhà, phải kiếm lấy tiền mà học. Giữa tháng anh không có tiền, được tin em đau nặng, anh phải mượn bạn năm đồng gửi cho em. Anh cầu sẽ đưa cho em làm hai lần, và em sẽ may một bộ đồ vải đen cho chắc mà mặc em nhé! Sau khi lành mạnh, em hãy gắng mà làm ăn, nếu em nghe theo lời anh tức là em thương anh lắm đó.

         Nhận được tiền, em nhớ gửi thư, kẻo anh trông. Đưa anh cầu gửi hộ.

        Anh của em, Xuân Diệu

       T.B. Độc trước anh có gửi đồ lên Bellevue cho em, nhưng hay tin em đã bỏ Bellevue, anh lại thôi.”

        Xem xong thư của anh, tôi ngồi bên vệ đường bưng mặt khóc nức nở. Cái thư làm tôi cảm động quá chừng, đọc qua một lần tôi thuộc hết.

        Cầm năm đồng bạc ở tay, tôi đứng dậy vừa đi vừa lau nước mắt. Có bà đi chợ về thấy thế, nói với một bà khác:

-        Thằng nhỏ làm gì mà cầm bạc vừa đi vừa khóc.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ duyên xuân diệu, nhà thơ xuân diệu