Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Buổi nói chuyện thơ cuối cùng của Xuân Diệu

     Tháng 9 năm 1985, kỷ niệm 40 năm ngày (ở đường Tràng Tiền) tổ chức cuộc nói chuyện “Thơ Việt Nam 1945 – 1985“. Diễn tả là nhà thơ Xuân Diệu.

     Tôi còn nhớ như in buổi nói chuyện thơ hôm đó. Gọi là “thơ hiện địa Việt Nam từ sau cách mạng tới nay”, nhưng lướt qua một số tên tuổi tiêu biểu, già nửa thòi gian còn lại, thi sĩ phân tích, giảng giải về cái hay của thơ mình. Tất nhiên chẳng ai lấy làm ngạc nhiên về điều này (vì ông đã làm thế nhiều lần, cả trên trang sách). Được nghe nhà thơ lớn nói chuyện đã là vui lắm lắm, huống hở được nghe “chui” một sô” bài thơ xưa của ông vốn ít có dịp được tái bản, lại còn thơ trong “sổ mật” chưa hề xuất bản, vui nào bằng.

     Xuân Diệu thông báo, trong cuộc gặp gõ quốc tế các nhà văn – ở Soíia vừa rời, ông có đọc bài thơ Chén nước, được đồng nghiệp tán dương. Nữ sĩ Bungari Đimitrôva còn cho rằng đó là bài thơ hay nhát đọc buổi hôm đó. Tiện đây, Xuân Diệu bình luôn mây câu thơ Đimitrôva viết về cái hôn, đại thể “nụ hôn vùi trong tóc”. “Tại sao phải vùi, chữ vùi hay như thế nào? Vì nụ hôn nóng bỏng như hòn than đỏ, phải vùi vào trong tóc, chớ không nó trơn trượt, nó rơi mất” – nguyên văn câu bình luận của nhà thơ như thế.

Xuân Diệu


    Mọi người vỗ tay rào rào. Nhà thơ nghiêng người, ngả cổ nâng cốc nước cam uống một hơi, vẻ mặt mãn nguyện.

    Nhưng đến giờ giải lao, hình như theo thông báo từ trước “người đi nghe nói chuyện thơ được mua thêm hoa báo”, ở hành lang, mọi người chen chúc nhau, cố gắng mua lấy được đôi tờ hoạ báo về bọc sách cho con (nên nhớ những năm tháng ấy ở ta còn khan hiếm về giấy, có được đôi tờ hoạ báo bọc sách bọc vở là quý lắm. Đa phần chỉ dám bọc sách vở bằng giấy báo, giấy vở bao xi măng mà thôi). Không khí lộn xộn kéo dài, khi nhà thơ Xuân Diệu đã trở về bục diễn giả và tiếp tục nói chuyện thơ rời, mà ở hành lang, những cánh tay nhao nhao giơ lên vẫn còn dày đặc. Xuân Diệu ngán ngẩm lắc đầu. Ông lẩm bẩm, nhưng vì miệng ông ghế gần micrô, nên trong phòng, mọi người đều nghe thấy: “Mọi người đến đây để mua hoạ báo chứ không phải nghe thơ à?”. Mặc nhà thơ ta thán, nhiều người vẫn bở ngoài tai, cố gắng đạt bằng được mục đích của mình.

     Xuân Diệu bắt đầu đọc tới hai câu thơ:

Lòng ta là một cơn mưa lũ

Đã gặp lòng em là lá khoai

Thái độ của nhà thơ đã chất nhiều bực dọc.

Câu thơ đọc lên nghe nặng nể, như táp vào mặt người nghe. Đột nhiên, nhà thơ to giọng:

“Lá khoai, ở miền Nam người ta gọi là lá môn, nhưng chẳng lẽ với đồng bào Bắc kỳ, tôi lại gọi là lá môn, là:

Lòng ta là một cơn mưa lũ

Đã gặp lòng em là lá môn hay sao?

     Cũng chẳng cần biết ẩn ý của nhà thơ thế nào khi nói ra câu ấy, mà nghe cách giải thích ngộ quá, mọi người rộ lên cười. Tiếng cười làm cho thi sĩ hiền dịu lại, rời chắc cũng thấy cách giải thích của mình hơi sa đà, ông nói thêm: “Vả chăng, dùng lá mởn không được, như thế làm sao vần với hai câu dưới:

Mưa biếc tha hổ tuôn giọt ngọc

Lá xanh không ướt đến da ngoài.

Tiếng cười lại rộ lên râm râm khắp phòng…

     Có lẽ đó là buổi nói chuyện thơ cuối cùng trước công chúng của nhà thi sĩ, vì chỉ ba tháng sau đó, ông đã “vẫy chào cõi thực để vào nhà thơ Xuân Diệu ra đi đến nay vừa đúng mười năm. Lớp học sinh ngày ấy giờ đã lớn, những quyển sách đã sờn, nhưng vẫn còn đâu đây một niềm tiếc thưởng của những người đã từng một lần được nghe ông nói chuyện thơ…


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ xuân diệu, nha tho xuan dieu

Xuân Diệu làm việc gì cũng chú ý rút kinh nghiệm

       Trò chuyện với Xuân Diệu, thấy anh là cả một kho kinh nghiệm lớn. Từ tuổi mười lăm, mười sáu cho tới nay, hơn năm mươi năm làm văn, làm thơ, anh chỉ biết có một nghề này. Vì thế anh luôn luôn có ý thức rút kinh nghiệm. Kinh nghiệm của mình, kinh nghiệm của người. Đọc đủ sách đông, tây, kim cổ. Đọc rất kỹ lưỡng, trăn trở băn khoăn về từng câu, từng chữ của người xưa. Rời vừa làm thơ, vừa bình luận thơ, đem luôn công việc bếp núc của mình ra mà phân tích, phán xét rất tỉ mỉ. Và viết thành bài, thành sách về đủ các ngõ ngách củanghề. Cái công này của Xuân Diệu thật không nhỏ đó là một người thợ cả của nghề thơ, là ông giáo sư của trường chuyên nghiệp về thơ. Những bài những sách kia là những tập giáo trình sẽ còn có ích lâu dài cho những ai muốn đi vào cái nghề rất đỗi khó khăn này.

Xuân Diệu


       Xuân Diệu làm việc gì cũng chú ý rút kinh nghiệm. Anh hay đi nói chuyện chỗ này, chỗ kia, và anh cũng rút kinh nghiệm tỉ mỉ lắm.

-     Phải để ý từ cái bàn kế thế nào. Lọ hoa có khi cần, có khi không cần thì phải bở đi. Rời ánh sáng trong phòng. Cửa nên đóng hay nên mở. cả cách sắp xếp ghế ngồi cho người nghe, cự ly mùa hè, mùa rét nên thế nào. Chán nhất là người nghe không trông thấy người nói. Nghe bằng loa phóng thanh mà! Gặp trường hợp ấy mình thường lấy chuyện Tô Đông Pha ra đùa. Tô Đông Pha râu rậm. Cô em gái làm thơ giễu:

      Tìm nửa ngày trời không thấy miệng

      Bỗng nghe tiếng nói phát từ râu.

      Bây giờ người nghe tôi nói chuyện:

      Tim nửa ngày trời không thấy mặt

      Bỗng nghe tiếng nói phát từ loa.

      Ấy, thỉnh thoảng cũng phải khích động như thế cho người nghe sôi nổi lên, đố chán. Tôi nói chuyệnmà người nghe lặng im, sợ lắm. Phải tảcho người ta biết là mình thích nghe chứ? Vợ chồng nói chuyện với nhau ban đêm. Vợ nói, chồng thỉnh thoảng cũng phải ở lên chứ, để chứng tỏ mình chưa ngủ, vẫn nghe.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình xuân diệu, nhà thơ xuân diệu

Phải đẻ ra câu ra chữ của mình mới là nhà văn thực sự

         Tìm hiểu bước đầu tập nghề của các nhà văn,nhà thơ, thấy không phải ai cũng giống ai. Có những cây bút thành công ngay từ những sáng tác đầu tay. Nhưng nhiều nhà văn sau này đi rất xa mà lúc đầu tưởng chừng không có tài cán gì lắm. Đây là trường hợp cái tài như kho vàng nằm sâu dưới đất. Phải bối, rời phải đúc, phải luyện mãi mối thành. Mối hay, cái quyết định sự nghiệp của một nhà văn là cái trữ lượng chất kim loại quý kia có lớn hay không chứ không phải mở chìm hay mở nối.

         Như vậy là sự dùi mài khổ luyện cuối cùng lại là để tìm thấy cái thực chất của mình cùng với cái cách nói, cái giọng nói riêng của nó. Cố nhiên, trong cái “tôi” riêng ấy, đã kết tinh biết bao mối quan hệ xã hội và nhiều ảnh hưởng văn hoá rất tinh vi.

        Nhưng không nên nghĩ rằng khi đã “thành” rời thì nhà thơ không còn gặp khó khăn, chật vật gì nữa. Quả thực có những bài thơ hay viết ra rất dễ dàng. Nhưng lao động thơ đâu có phải chỉ bắt đầu từ lúc đặt bút viết. Nhìn chung mỗi bài thơ ra đòi lại là một cuộc “mài sắt nên kim”.

Xuân Diệu


       - Này, – Xuân Diệu nói – có bài thơ chỉ trung bình thôi nhưng nhà phê bình phải hiểu cái đóng góp mới mẻ của nó ở chỗ nào. Thí dụ, bài Bản đồ huyện Ý Yên cũng ca ngợi đất nước nhưng bằng cách nhìn một cái bản đồ. Có thể phê: đây chỉ là một bài thơ trung bình thôi, nhưng tác giả đã đưa ra một cách ca ngợi mới… Bài thơ hay, hưởng nó tự toả ngát, không cần nhà phê bình khen, vì ai cũng thấy rời. Cái cần nhà phê bình là những bài thơ trung bình.

         - Thơ có hai loại. Một loại nói về một sự thực của cuộc sông. Loại này cũng khó nhưng còn dựa được vào chất bột thực tại. Nếu mình có sức, có bản lĩnh thì có thể nhào vắt ra được. Còn loại bài tổng hợp thì khó làm, rất chật vật. Cái tứ bài thơ Sự sống chẳng bao giờ chán nản nảy ra trong một đêm liên hoan văn nghệ ở một xã thời chông Mỹ. Cái tứ nảy ra làm mình ứa nước mắt. Khó là tìm ra cái tứ trung tâm, khái quát tất cả. Tuy thế từ cái tứ chung đến khi hoàn thành bài thơ cũng còn vất vả lắm.

        -   Có những người làm thơ như là cuộc đòi sẵn có cái gì thì lấy luôn làm câu thơ, không gia công sáng tạo cho sâu sắc. Thơ không có xác, có chất. Đọc xong không thấy đọng lại cái gì. Nhà văn phải đẻ ra chữ. Câu chữ phải là của mình, phải đẻ ra câu ra chữ của mình mới là nhà văn thực sự.



Đọc thêm tại:

Chỗ đứng và giá trị của nhà văn là ở chỗ sản xuất cho tốt

        Xuân Diệu không muôn phân tán thì giờ và tài hoa, sức lực vào những cái gì không có ích cho sản xuất. Chỗ đứng và giá trị của nhà văn là ở chỗ sản xuất cho tốt, cho hay, cho nhiều. Ôi, đời người thì ngắn ngủi mà nghệ thuật biết bao là khó khăn. Có dồn tất cả tinh lực, tất cả thì giờ của một kiếp người vào đấy cũng không đủ. Xuân Diệu nghĩ thế, và anh đặt lên trên hết chất lượng và số lượng của trang viết. Anh tập thể dục, anh giữ vệ sinh, anh ăn uống cho đủ lượng đủ chất và điều độ, tiết kiệm… để viết. Viết ngày, viết đêm.

        Đang có hứng, có đà, thì không thể dừng lại. vả lại sách in, bài đăng báo có thòi hạn của nó. Mùa hè anh xoay trần ra viết. Trông con người anh đang viết, lắm lúc thấy không có vẻ gì là “thi sĩ” cả. Một sự lao động cật lực, căng thẳng, hối hả. Một sự đánh vật với ý tứ, chữ nghĩa, vần điệu, hình ảnh… và với thời gian. Cái này rút cục mới là kẻ thù đáng gờm nhất của anh. Phải, thời gian – “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!” – anh phải tranh thủ từng phút, từng giây. Ngày xưa, anh sợ thòi gian cướp đi của anh những lạc thú tuổi trẻ và tình yêu. Ngày nay,anh sợ thời gian cướp đi của anh những tháng ngày anh sống và làm việc cho đời, cho cách mạng.

Xuân Diệu


         Nhưng bản chất Xuân Diệu là một bản chất tích cực. Anh lao vào công việc. Làm việc và làm việc. Cứ làm việc thật tốt, thật nhiều cho đời thì sẽ được sống mãi với đời. Tôi đã thấy có lần anh phát cáu, văng tục lên với chính sự làm việc quyết liệt của mình: “Chỉ muốn vất mẹ nó đi, sao lại nhận viết làm gì! Khổ quá! Mệt quá!” Nhưng tôi biết, thanh toán xong cái “của nợ” ấy chưa ráo mực, anh sẽ lại nhận ngay một “com-măng” khác. 

         Với Xuân Diệu, làm thơ, viết văn thực sự là một nghề nghiệp. Đã là nghề thì “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Đừng trông cậy vào cái gì khác, trừ khi anh không thật tâm đi vào nghề này. Muôn “nghệ tinh” thì phải khổ luyện. Cứ xem những cái tên sách của Xuân Diệu: Dao có mài mới sắc, mài sắt nên kim… Anh viết bào Sự lao động cật lực của nhà nghệ sĩ thiên tài nêu lên tấm gương lao động nghệ thuật thật “dễ sợ” của Mikenlăng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ duyên xuân diệu, nhà thơ xuân diệu

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Xuân Diệu sống như một người căn cứ, chu đáo nhất

        Tôi được tiếp xúc nhiều với Xuân Diệu bắt đầu từ cái hỏi anh phụ trách tờ Tác phẩm mới, đâu như khoảng 1968, 1969 gì đó, tôi có đến anh mấy lần về chuyện bài vở. Thấy tôi viết bản thảo kín cả hai mặt giấy, anh lấy làm ái ngại. Anh lục tìm cho tôi một cuộn giấy báo chưa in, bảo rọc ra mà làm bản thảo dần:

- Bản thảo phải viết một mặt, sửa chữa tiện. Khi gấp người ta có thể đưa sắp chữ ngay không cần đánh máy.

- Thì ra anh quan tâm đến người khác một cách rất cụ thể.

        Từ đó, thỉnh thoảng tôi lại đến thăm anh, nhất là khi chán nản, muôn tìm ở anh một không khí làm việc trở lại.

        Hỏi viết về Nguyễn Tuân, tôi có lúc thấy bí quá, xoay trở mãi không sao đi được phần đầu. Tôi được Xuân Diệu phổ biến kinh nghiệm:

- Quy luật viết – viết phê bình hay sáng tác thơ cũng thế – là quy luật cóc nhảy. Viết đoạn đầu mà tắc thì cứ bỏ đấy, viết sang phần khác, rời đến lúc nào đó, quay trở lại, tự nhiên sẽ thấy thông thuận. Vẽ người cũng thế, cứ gì phải vẽ từ đầu xuống, có thể vẽ từ dưới lên cũng đượcchứ. Rời anh tìm lời động viên tôi: Mình cũng thế thôi, nhiều khi đặt bút viết mà đầu cứ rỗng không, chang có chữ nào. Viết như bị đòi nợ, đến hẹn rời mà không có xu nào trả. Thế mà rời cũng viết được đấy. Tập trung suy nghĩ mãi vào một điểm rời nó bật ra.

Nguyễn Tuân


        Trò chuyện với Xuân Diệu đến độ thân mật thì anh không chỉ nói chuyện văn mà còn nói chuyện đời. Mà chuyện đời không chỉ trên những đạo lý lớn mà nhiều cái tỉ mỉ, thiết thực:

- Này, muốn viết được đều đặn, phải có vật chất bởi dưỡng. Có tài không đủ, phải có sức nữa. Đêm nào mình định viết một cái gì đấy, buổi chiều thế nào cũng phải mua vài lạng thịt. Mình cứ viết hết bài nọ đến bài kia, luôn luôn ở tình trạng phải cố sức. Không bởi dưỡng, không viết được.

         Rời anh cho tôi biết giá thịt bây giờ bao nhiêu, thịt lẫn xuồng bao nhiêu, loại thịt nạc, thịt thăn bao nhiêu. Rời giá trứng gà, trứng vịt. Anh tính toán ăn cái gì bổ hơn mà rẻ hơn.

         Buổi sáng hôm ấy, anh vừa nói chuyện với tôi vừa để ý nghe ngóng tiếng con gà mái cục tác ngoài sân sau. Anh cười lớn và giải thích:

         Con gà có tật ăn trứng, thành ra khi nó để nhà thơ phải biết mà “chộp” ngay lấy.

        Có những nhà văn sản xuất ra nghệ thuật thì ít mà sống một cách “nghệ sĩ” thì nhiều. Xuân Diệu không thế, anh sống như một người căn cứ, chu đáo nhất. Anh muốn tạo điều kiện để dồn tâm lực vào nghệ thuật đến mức tối đa. Như thế không phải là nói sự tách rời hay đốilập giữa con người của cuộc sống và nghệ thuật của anh ta. Trái lại, đây là nói sự thống nhất, thống nhất cao độ của lối sản xuất văn chương hiện đại.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình của xuân diệu, nha tho xuan dieu