Điều đặc biệt riêng của các sản phẩm tinh thần trong đó có các sản phẩm nghệ thuật của một thời đại, đó là lý do mà ngày nay và cả sau này mỗi chúng ta và các thế hệ độc giả kế tiếp vẫn đọc thơ ông thời kỳ này – thời kỳ ông còn là một trong những chủ tướng của phong trào “Thơ mới” – mà không để nó vào sọt rác của lịch sử (có lúc bản thân ông đã nghĩ như thế). Chính đọc thơ ông và các nhà thơ khác đường thời lúc đó, ta hiểu được một phần bi kịch của xã hội cũ và ở trong đó có một cái lõi thật sự, cái lõi cơ bản của thơ ca Xuân Diệu cũng như các nhà thơ lãng mạn lúc đó là: vì sao thế giới cũ cần phải sụp đô. Và cũng vì lẽ đó mà các thế hệ độc giả hôm nay và cả mai sau nữa sẽ tiếp tục đọc và trân trọng thơ ông cũng như của các nhà thơ lãng mạn thời kỳ 1930 – 1945 và tiếp nhận những đóng góp to lớn của nó, đặc biệt về mặt thi pháp. Dòng thơ ấy thật sự đã đặt nền móng cho nền thi ca hiện đại Việt Nam thế kỷ XX (và nhiều nhà thơ lớn của cách mạng đường thòi sau này thật sự chịu ảnh hưởng của nó, trong đó có nhà thơ Tố Hữu).
Xuân Diệu để lại cho chúng ta bài học về cuộc đời, bài hát buồn của trái tim mình (trong thơ quá khứ của ông) và cả niềm hạnh phúc tinh thần của mình, sự hăng say xả thân vì cách mạng. Như trên đã nói, ông là nhà thơ lãng mạng cách mạng; hình tượng lãng mạn của cách mạng và nhân dân cách mạng được nhà thơ miêu tả một cách say mê. Tôi nhớ rằng: Các độc giả ở Liên Xô đã rất thích bài thơ Xuân Diệu viết về anh địa chất được dịch ra ở Liên Xô(1) bởi cái hình tượng anh địa chất cầm hòn đá trên tay mà đoán được tuổi của trái đất và những lời thơ về tình yêu của anh địa chất. Có lẽ hình tượng ấy gây ấn tượng là bởi vì nhà thơ đã hiểu một cách tỉnh táo tất cả sự gian khổ, phức tạp, và khó khăn của công cuộc xây dựng xã hội mối, và sự chân thành giản dị đến lạ lùng và với một tính chính xác lạ kỳ tái hiện lại một hình tượng trong thơ.
Có một điều lạ lùng là ngay từ lúc mới bắt đầu bước vào văn học ông đã là một bậc thầy, người đọc có cảm giác chưa bao giờ ông là một nhà thơ trẻ (không phải về vấn đề tuổi tác mà là vấn đề trình độ nghệ thuật của tác phẩm). Ta chưa quên rằng ngay từ lúc mới xuất hiện trong làng “Thơ mới” ông đã được coi là một nhà thơ tiêu biểu (thòi kỳ 1936 – 1940).