Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Xuân Diệu biểu hiện tài năng như bẩm sinh của người nghệ sĩ

       Tiếng đàn trong đêm trăng, tiếng nước suối thánh thót, không gian mở ra mênh mông và thời gian như ngưng đọng lại. Anh đọc xong và ngâm theo điệu Nam ai, bài thơ ngân vang lên trong nhạc điệu. Đêm ấy trở về, giọng ngâm của anh làm tôi xao xuyến mãi, Xuân Diệu đã nhập thân hoàn toàn vào con người linh thiêng của nghệ thuật.    Anh bởi hỏi xúc động có thế như chính lúc làm ra bài thơ đó. Lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất tôi được nghe anh ngâm thơ theo giọng đặc biệt trên. Từ đấy khi nói về thơ mới tôi dè dặt và thận trọng hởn trong từng suy nghĩ. Tôi đã đôi lần phát biểu về thơ mới và vẫn mong có dịp nói kỹ hởn về hiện tượng văn học này.
         Nếu với thơ, Xuân Diệu biểu hiện tài năng như bẩm sinh của người nghệ sĩ, thì ở các hoạt động khác cho thơ, anh là người lao động cật lực. So sánh giữa làm thơ và viết nghiên cứu có lần anh Xuân Diệu bảo với tôi “Làm thơ tuy vất vả nhưng có cảm xúc bù đắp khi suy nghĩ. Viết nghiên cứu dễ tổn thọ”. Biết thế nhưng anh đã đầu tư và hoạt động này phần lốn công sức của mình. Đối với thế hệ chúng tôi anh là tấm gưởng lao động nghệ thuật. Mỗi lần đến thăm anh tôi thường thấy anh đang ngập trong công việc. Anh rời bàn làm việc, vồn vã chào hỏi khách rời kể ngay vào việc mình “Mình đang phải trả nợ. Cái tiểu luận về Tú Xưởng gay quá”. Một dịp khác anh lại phân trần “Thơ Tản Đà dễ chinh phục người đọc, nhưng những vấn đề về thơ Tản Đà lại thật là hóc búa”.

Xuân Diệu


       Anh vừa nói vừa vỗ vào đầu, những món tóc xoã xuống vầng trán rộng. Những giây phút của tư duy chưa qua. Trong giây phút ấy tôi thấy ở anh vẻ đẹp đặc biệt của khuôn mặt đang suy nghĩ và sáng tạo. Xuân Diệu làm việc không mệt mỏi. Anh làm việc như để trả nợ cho cuộc đời. Hết việc này lại đến việc khác, hăm hở, nhiệt tình. Có lẽ cái giây phút sung sướng nhất của anh là lúc vừa hoàn thành xong một công việc. Và sau đó lại bắt tay vào một công việc khác. Có lần tôi nói với anh “Anh cả nể nên nhận nhiều đởn đặt hàng quá”. Xuân Diệu cười: “Mình tự làm vất vả mình, song đó là niềm vui. Như thế là xã hội còn tín nhiệm mình, vả lại cũng phải để cho các nhà xuất bản và báo chí thúc giục, có thế mới chịu làm đúng hạn, mối được việc”. Xuân Diệu đã khéo kết hợp yêu cầu của xã hội với kế hoạch lâu dài của bản thân. Trong phạm vi nghiên cứu và phê bình văn học anh đã phác hoạ ra từ hai chục năm về trước những dự kiến công việc sẽ làm.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ duyên xuân diệu, nhà thơ xuân diệu