Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Ba, 7 tháng 7, 2015

Thơ ca cách mạng của Xuân Diệu

        Phải chăng nền thơ ca cách mạng sau này đã ra đời và lớn lên cùng với những tác phẩm của các nhà thơ cách mạng trong đổ có Xuân Diệu với Ngọn quốc kỳ, với tráng ca Quân du kích… Những tác phẩm đã ngân vang tiếng nói của Cách mạng:

Đi theo tiếng gọi nước non thiêng
Đứng dưới sao vàng ra kháng địch…


        Ông là một trong những nhà thơ đầu tiên đã không rời xa những thành tựu trong quá khứ của mình (những thành tựu mà với bước đi mới của cách mạng Việt Nam hôm nay sẽ được xem xét lại và ghi nhận), và trở thành một trong những nhà thơ đầu tiên xây dựng nền móng cho nền thơ ca cách mạng Việt Nam trong tưởng lai. Sự có mặt của ông trong những cuộc đấu tranh vì vận mệnh của Tổ quốc, cho dù vận mệnh ấy nhiều khi đã trải qua nhiều thử thách gian nan, chính điều ấy đã làm nên hình ảnh thơ ca của ông. Một nhà thơ lãng mạn ngày xưa đã hát những câu thơ cô đởn: “Cuộc đời cũng đìu hiu như dặm khách”, lại là người trong cuộc kháng chiến chổng Mỹ cứu nước của dân tộc đã viết những câu thơ không thể quên được: “Tôi cùng xuồng cùng thịt với nhân dân”, viết một cách chân thành và giản dị như lẽ đời là thế mà không lên gân, không cường điệu. Một nghệ sĩ lớn đã đi với cách mạng bằng một tình yêu chân thành như thế chắc không phải là nhiều trong văn học Việt Nam và cả trong văn học thế giới. Điều đó có được là do sự phong phú giàu có của thế giới tinh thần của ông, sự mãnh liệt cảm thụ xã hội và khao khát lẽ công bằng và chân lý cho xã hội, tất cả những cái đó thấm sâu vào ông, trở thành máu thịt của ông để toả ra phản chiếu cuộc cách mạng của chúng ta.

Xuân Diệu


        Thơ ca của ông trước cách mạng là tấm bi kịch của giới trí thức, giới nghệ sĩ Việt Nam – đứa con non yểu của cuộc hoài thai cưỡng hiếp giữa một nền văn hoá thực dân (chứ không phải nền văn hoá Pháp vĩ đại trong tình yêu và sự kính trọng của nhân loại) với một tâm lý văn hoá nô lệ chứ không phải nền văn hoá của dân tộc Việt) – cái bi kịch tâm hồn của đứa con yếu đuối và bị bỏ rơi ấy (chứ không nên tô vẽ cho nó những sắc mầu tươi sáng), nhưng trong nghệ thuật việc ông đã miêu tả một cách dũng cảm và cay đắng cái bi kịch ấy, bây giờ đọc lại, ta thấy nó mở rộng nhãn quan của chúng ta về tấn bi kịch tâm hồn của một tầng lớp, của một thời đại.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: tho cua xuan dieu, nhà thơ xuân diệu