Giấc ngủ cô đơn thì lạnh lùng, mùi hưởng (vị giác) thì lặng lẽ (thính giác) bóng đèn thì tối, sâu (thị giác).
Hoặc:
Đoá lê ngon mắt cửu trùng
Đoá lê lại ngon (vị giác) con mắt (thị giác) cua nhà vua. Mà nói về việc biểu hiện cảm giác thì người ta cũng nghĩ là Xuân Diệu học tập được từ thơ Pháp bởi thơ Pháp rất tài tình trong việc biểu hiện cảm giác. Nhưng rời thì cũng không chỉ Thơ mới Xuân Diệu học tập điều đó. Thơ mới Hàn Mặc Tử cũng rất giỏi về biểu hiện cảm giác.
Hoặc:
Đoá lê ngon mắt cửu trùng
Đoá lê lại ngon (vị giác) con mắt (thị giác) cua nhà vua. Mà nói về việc biểu hiện cảm giác thì người ta cũng nghĩ là Xuân Diệu học tập được từ thơ Pháp bởi thơ Pháp rất tài tình trong việc biểu hiện cảm giác. Nhưng rời thì cũng không chỉ Thơ mới Xuân Diệu học tập điều đó. Thơ mới Hàn Mặc Tử cũng rất giỏi về biểu hiện cảm giác.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
(Đây thôn Vĩ Dạ)
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang
(Mùa xuân chín)
Da thịt trời ơi, trắng rợn người
(Gái quê)
và ở Chinh phụ ngâm một trong những tác phẩm tiêu biểu dòng giọng điệu trữ tĩnh cảm xúc của thơ trung đại Việt Nam ta cũng gặp khá nhiều câu thơ rất tài tình trong việc biểu hiện cảm xúc, cảm giác:
Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết nhường cưa xẻ héo cành ngô
Giọt sương phủ bụi chim gù
Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi
Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên
Lá màn lay ngọn gió xuyên
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
Những hình ảnh thơ và nhất là các từ ngữ: búa,bổ, mòn, cưa, xẻ héo, kêu vắng, gió thổi, màn lay, gió xuyên đã đập mạnh vào các giác quan, biểu hiện những cảm giác mãnh liệt, dữ dằn. Nhưng dẫu sao, đây vẫn là những cảm giác đối với thế giới khách quan, ngoại cảnh. Chỉnh phụ ngâm khúc còn giỏi trong việc biểu hiện những cảm giác trong tâm linh:
Hoa giải nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng
Trên hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu.
“Trên hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu”, âm điệu lời thơ như cũng chuồi theo làm cảm giác chạy quặn xiết trong lòng người chinh phụ.
Lưu ý hai điều đó để thấy rằng nét riêng của Thơ mối Xuân Diệu: trữ tình cảm xúc, tràn đầy cảm giác, luôn thức nhọn giác quan không phải chỉ riêng Xuân Diệu mới có và không phải chỉ là sự đột khỏi ở riêng Xuân Diệu, không có dính dáng đến ai. Nét riêng của Thơ mới Xuân Diệu ở đây chỉ có nghĩa là nét đó nổi bật lên, đậm đà, sâu sắc đến mức trở thành một trong những nét đặc trưng cho phong cách Thơ mới Xuân Diệu và nét riêng này được thể hiện ở cả hai phương diện: Chất thơ và ngôn ngữ thơ.