Sau này mỗi khi có tranh luận thơ, tôi lại nhớ đến lời nhà thơ Xuân Diệu và lại càng thấm thìa với ý kiến xác đáng của nhà thơ uyên bác cao tuổi ây.
Lại có một dạo người ta khoác lên thơ rất nhiều tính: Nào tính giai cấp, nào tính nhân dân, nào tính dân tộc, tính hiện đại…
Một lần tôi và nhà thơ Võ Văn Trực đến thăm anh Xuân Diệu ở ngôi nhà của anh ở phô’ Cột Cờ, nơi anh viết hai câu thơ “Nhà tôi ở phô’ Cột Cờ. Ai thăm thỉ đến ai lờ thì qua”. Tôi nhớ lúc đó hình như anh mới đi Pháp về. Anh nói chuyện rất nhiều về xứ người, về văn hoá, văn học của họ. Chuyện loanh quanh thế nào lại xoay đến chuyện thơ. Anh than phiền về việc người ta khoác lên thơ quá nhiều chức năng, e rằng thơ quá tải.
Để dễ hiểu, anh ví dụ: Một anh chồng đạp xe qua mấy chục cây số đường về thăm vợ. Vợ anh là huyện uỷ viên, chủ tịch xã, hội trưởng hội phụ nữ, uỷ viên chi hội chữ thập đở… Nhưng trước hết cô ấy phải là vợ anh đã chứ. Anh chồng vượt qua bao đường đất là để về với vợ – một người phụ nữ – chứ không phải vể vổi bà huyện uỷ viên, bà chủ tịch xã hay một bà… chức sắc gì đi nữa. Thơ cũng vậy, trước khi thơ mang tính này, tính nọ thì thơ phải có tính… thơ cái đã. Có nghĩa là thơ phải làm cho ta xúc động, phải truyền cảm, phải làm cho tâm hồn người ta bay bổng như được chắp cánh.
Đọc thêm tại:
- http://thisivietnam.blogspot.com/
- http://thisivietnam.blogspot.com/2015/04/nhung-ngay-tet-cua-nha-tho-xuan-dieu.html
- http://thisivietnam.blogspot.com/2015/07/dieu-i-roi-nhung-cau-chuyen-con-mai.html