Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Xuân Diệu – niềm tiếc thương cho một nhà văn

Vô cùng lưu luyến và thương tiếc, tại Uỷ ban Trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đông đảo các nhà văn, những người làm công tác nghệ thuật, bè bạn và thân nhân họp mặt tại đây, thay mặt cho các nhà văn và bạn đọc cả nước, làm lễ vĩnh biệt một trong những người bạn chân thành hết mức, một trong những người đồng chí thân yêu nhất của chúng ta: đồng chí XUÂN DIỆU, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, uỷ ban Trung ương Liên hiệp văn học, nghệ thuật Việt Nam, Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt – Xô, chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàm Lâm nghệ thuật của nước cộng hoà Dân chủ Đức, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhất, nhà thơ lớn, nhà phê bình văn học xuất sắc, nhà hoạt động văn hoá và xã hội tích cực, người đồng cảm sâu sắc của các thế hệ thanh niên Việt Nam trong suốt chặng đường nửa thế kỷ qua.


Xuân Diệu


Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 tại quê mẹ Bình Định. Nguyên quán quê cha ở xã Đại Lộc huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh. Học hết tiểu học ở Bình Định, Xuân Diệu ra học trung học tại trường Khải Định ở Huế và đỗ tú tài ở đó. Sau khi làm tham tá nhà đoan một thòi gian ngắn ở Mỹ Tho, Xuân Diệu ra Hà Nội ở cùng Huy Cận, người bạn tâm giao từ thuở nhở. Hai mươi năm đầu tiên của cuộc đòi Xuân Diệu, dưòng như trời đất đã sắp đặt cho anh được đi, được thấy, được ngắm phong cảnh tươi đẹp và kỳ lạ của cả ba miền đất nước, được tiếp xúc với con người Việt Nam ở khắp mọi nơi, những con người Việt Nam có tâm hồn vừa kín đáo vừa nồng nhiệt, những con người có tình thương yêu sâu sắc và đằm thắm, sẵn có trái tim đa cảm, một tấm lòng chân thật đến hồn nhiên và một tài năng gần như là bẩm sinh, ngay từ tuổi hai mươi, Xuân Diệu đã cho in hàng loạt bài thơ tình nổi tiếng và làm chấn động dư luận bạn đọc đường thời. Với hai tập thơ Thơ Thơ (1938) và Gửi hưởng cho gió (1945), Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ xuất sắc nhất và điển hình nhất của phong trào thơ mới, có nhiều đóng góp vào việc cách tân các thế loại thi ca dân tộc và phát triển ngôn ngữ dân tộc.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ duyên xuân diệu, nhà thơ xuân diệu