Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Thơ văn đông, tây muôn hình vạn trạng

         Thơ văn đông, tây, xưa và nay đã nói nhiều đến các biến thiên của đất trời, của cảnh vật và của nhân tình, thậm chí trong tiếng nói của chúng ta đã có những từ ngữ hầu như trở thành sáo mòn:

          Thưởng hải biến vi tang điền rời tang thưởng, rời bể dâu….

         Nhưng trước mắt ta đây, ngay hôm qua đây, sông kia nay đã bị lấp, tiếng ý ối gọi đò nay chỉ còn như những tiếng ếch nhái.

        Còn đâu nữa, eo sèo bến nước chuyến đò đông của bà tú. Còn đâu nữa cảnh mênh mông trời đất. Mà chỉ còn nhà cửa, ruộng đồng, tầm thường đến phát ngán. Phân tích bài Sông Lấp, anh Nguyễn Tuân nặng về chính trị, anh Xuân Diệu thấy được, chẳng những cái biến đổi của lẽ đời, mà cả của vũ trụ nữa. Trên bình diện này, anh mới cho bài Sông Lấp là bài hay nhất của cụ Tú Xuồng, bài trữ tình nhất của một nhà thơ thiên về châm biếm.


Nguyễn Tuân


        Trong bài đại luận về nhà thơ Sông Đà, Núi Tản, Xuân Diệu thiên về mở rộng ra văn thơ đông tây kim cổ, song anh cũng nói đến cái chất Việt Nam của cụ Nguyễn Khắc Hiếu, cái “Thói” rượu và ngông của nhà thơ. Gần đây người ta đã bàn tán nhiều về bài “Thề non nước” của Tản Đà. Người thì bảo là một bài thổ lộ tinh thần yêu nước, người thì cho là một bài không rõ chủ ý: nói về tinh duyên với cô đào hát, hay nói mập mờ đến tình duyên với “non nước”.

         Tôi thiên về ý thứ nhất, và tôi cho là ý còn rõ hơn là bài mở đầu bằng dòng:

         Kìa bức dư đã rách tả tơi

       Trong bài “Thề non nước” nhà thơ đã mượn cuộc tình duyên trai gái để nói bóng gió đến tình duyên non, nước.

         Bảo cho non biết, chớ buồn làm chi…

… Nước non hội ngộ còn luôn

… Nước đi ra bể lại mưa về nguồn…

         Xa xôi vậy thôi: khẳng định đến mức ấy vậy thôi. Mà thế là đã xé lòng, đứt ruột của người có tâm rời!

        Theo dõi các cuộc nói chuyện thơ của anh, đọc các bài viết của anh, tôi tâm đắc một điều: ít khi anh dùng đến các tính từ nói về phương pháp sáng tác, như lãng mạn, hiện thực, hiện thực phê phán… Có lẽ anh phải có chủ đích.

        Trong một giai đoạn lịch sử văn học nào đó của phương Tây, người ta đã có thể phê phán, chia ranh giới giữa chủ nghĩa lãng mạn với chủ nghĩa hiện thực phê phán, với chủ nghĩa tự nhiên …và người ta đã có thể dán cho một số nhà văn, cái tem, cái nhãn hiệu, dù chỉ là đại khái: nhà văn lãng mạn như V. Huy gô, Byron, nhà văn hiện thực phê phán như Balgac, Zola nhà văn tự nhiên chủ nghĩa như anh em Goncourt.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tho cua xuan dieu, nhà thơ xuân diệu