Anh đã lao động không mệt mỏi với tư cách một nhà nghiên cứu và phê bình văn học, một dịch giả. Anh còn say mê đóng góp cho thơ qua công việc của một diễn giả. Xuân Diệu đã nói chuyện thơ hàng trăm buổi trên khắp các miền đất nước. Nhiều lần nghe anh nói chuyện tôi thấy anh có một cái duyên nói rất độc đáo. Anh chăm chú đến hội trường, khoảng cách giữa diễn giả và người nghe, ánh đèn, mi-crô với một yêu cầu nghiêm khắc như một diễn giả chuyên nghiệp. Nhưng khi đứng trước mặt công chúng thì anh chỉ là một nghệ sĩ với tất cả những nét đáng yêu và hồn nhiên nhất.
Anh muốn có sự giao cảm thực sự trong câu chuyện. Những tràng vỗ tay của công chúng khi câu chuyện đến cao trào hoặc kết thúc một đoạn bình thơ diễn cảm làm anh thực sự xúc động. Anh cúi đầu xuống rất lâu để cảm tạ người nghe. Và câu chuyện lại tiếp tục như lúc mở đầu. Xuân Diệu nói chuyện có điệu bộ để tăng thếm sự diễn cảm. Anh thu mình lại để bắt chước những cô thiếu nữ e thẹn trong những câu ca dao giao duyên. Anh nói đến kẻ thù với giọng đay nghiến băm bổ khi bình bài Sự sống chang bao giờ chán nản. Anh như tự ru mình và mềm mại trong điệu bộ khi đọc những bài thơ tình.
Câu chuyện của anh có lúc thật mạnh mẽ sôi nổi khi cần bảo vệ một điều gì. Kết thúc buổi nói chuyện anh vẫy tay chào mọi người và sau đó thường ngồi một mình yên lặng như để nhớ lại những giây phút sôi nổi đã qua. Có thể lúc này anh cũng thấm mệt sau hai ba tiếng đồng hở hoạt động liên tục. Gặp gỡ, chuyện trò, giao tiếp với quần chúng là nhu cầu nội tại là một vùng khâu hoạt động của Xuân Diệu. Mỗi lần anh đến với công chúng lại cảm thấy như được tiếp sức thếm. Sau những chuyến đi thực tế nhiều ngày trở về, Xuân Diệu kể lại với bè bạn về những buổi nói chuyện. Anh hào hứng nói về đêm bình thơ cho công nhân gang thép Thái Nguyên. Anh vừa nói vừa tìm tờ áp-phích trải rộng trên bàn. Tờ áp-phích hoan nghênh nhà thơ Xuân Diệu đến với công nhân gang thép. Anh trách cứ tôi đã không lưu ý và biết đến đầy đủ cái hay của bài thơ Sự sông chang bao giờ chán nản, một bài thơ có sức chinh phục công ĩ chúng. Một lần khác anh lại kể về chuyến đi bình thơ ở phía Nam.