Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Xuân Diệu đã miệt mài trong lao động sáng tạo

         Gần nửa thế kỷ đến với thơ, Xuân Diệu đã miệt mài trong lao động sáng tạo. Từ phong trào thơ mới đến các giai đoạn phát triển của thơ ca sau Cách mạng Tháng Tám, ở chặng đường nào Xuân Diệu cũng có những đóng góp quan trọng. Sáng tác phê bình, nghiên cứu, dịch thuật, và nói chuyện về thơ, Xuân Diệu có mặt ở tất cả các hoạt động của thơ, đưa thơ về với cuộc sống và công chúng văn học. Nói về phong trào thơ mới cũng là nói về mối băn khoăn suy nghĩ da diết của Xuân Diệu trong mấy chục năm qua. Anh muốn có một sự đánh giá chính xác, công bằng vê hiện’tượng văn học nhiều màu vẻ và phức tạp này.

          Theo thòi gian những ý kiến đánh giá về thơ mới ngày càng thoả đáng hởn. cảm nhận thấy điều đó nên Xuân Diệu hay nói vui “mình phải luyện Yoga để sống lâu, và bảo vệ cho quan điểm của mình về thơ mới”. Công lao của Xuân Diệu trong phong trào thơ mới thật không nhở. Có lần nói chuyện với anh Tế Hanh về thơ mới, tôi hỏi “Nếu cần chọn năm nhà thơ tiêu biểu nhất trong phong trào thơ mới thì theo anh đó là những ai”. Tế Hanh suy nghĩ và bảo “kể cũng khó, nhưng theo tôi thì phải kể đến Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mạc Tử…” Tôi lại hỏi “Nếu chọn một người tiêu biểu nhất thì theo anh là ai?” Anh Tế Hanh trả lời nhanh hởn “Đó là Xuân Diệu”. Những đóng góp của Xuân Diệu cho thơ mới cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc vói tinh thần khoa học và sự nhạy cảm nghệ thuật.

Xuân Diệu


          Trong những năm chống Mỹ, cứu nước tôi đã đề nghị với anh Xuân Diệu để được nghe những ý kiến của anh về phong trào thơ mới và riêng về những sáng tác của anh. Dạo ấy vào khoảng tháng mười năm 1969. Thành phố lúc này sở tán nên đã vợi người và một ngày báo động đến mấy lần. Tôi gửi cho anh những câu hỏi và anh trả lời dần sau các lần gặp gỡ. Cứ một tháng khoảng hai lần tôi lại được gặp anh. Câu chuyện có lúc trọn vẹn trong hai ba tiếng đồng hở, có lúc bị ngắt quãng vì báo động. Tôi nhớ nhất là vào một đêm trăng, thành phố mất điện, anh Xuân Diệu rủ tôi ra ngồi nói chuyện dưới bóng cây hoàng lan trong vườn. Trăng vào cuối thu rất sáng và Xuân Diệu nói về nghệ thuật của bài Nguyệt cầm. Anh muốn nhấn mạnh đến sự cộng hưởng của ánh sáng và âm thanh.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình của xuân diệu, nha tho xuan dieu