Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

Xuân Diệu, nhà thơ mới chữ tình

         Đến cái đẹp của thiên nhiên tháng giêng cũng được biếu hiện bằng một cảm giác cụ thế của vị giác: “ngon”
                                                      Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
                                                                             (Vội vàng)
        Hiển nhiên ở đây có mối tương giao, tưởng hợp giữa các giác quan (correspondance des sens); ngon là cảm giác nhận được từ lưỡi (vị giác) nhưng cặp môi gần lại được cảm nhận bằng mắt (thị giác) mà Xuân Diệu học tập được từ thuyết tưởng giao, tưởng hợp, của nhà thơ tượng trưng Pháp Baudelaire. Chúng tôi trích dưới đây bài Huyền diệu của Xuân Diệu có lời đề từ là câu nói của Baudelaire (Hưởng thơm, màu sắc, âm thanh tưởng ứng):


Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
Say người như rượu tối tân hôn
Như hương thấm đượm qua xương tuỷ
Âm điệu thần tiên, thấm tận hồn.
Hãy tự buông cho khúc nhạc hường
Dẫn vào thế giới của Du Dương
Ngừng hơi thơ lại xem trong ấy
Hiển hiện hoa và phảng phất hương
Hãy nghe lẫn lộn ghé bên tai
Giọng suối, lời chim, tiếng khóc cười
Hãy uống thơ tan trong khúc nhạc
Ngọt ngào kêu gọi thuở xa khởi…
Rồi khi khúc nhạc đã ngừng im
Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim
Còn cứ run hoài, như chiếc lá
Sau khi trận gió đã im lìm.


Xuân Diệu


        Ở đây, tôi muốn lưu ý hai điều. Một là, chịu ảnh hưởng của thuyết tưởng giao, tưởng hợp giữa các giác quan trong hàng ngũ của các nhà Thơ mới không phải chỉ có một mình Xuân Diệu mà còn có Huy Cận và nhiều nhà Thơ mói khác nữa.


Lên bề cao hay đi xuống bề sâu ?
Không biết nữa – có chút gì làm ngợp
Trong không khí… hưởng với màu hoà hợp
(Huy Cận – Đi giữa đường thơm)


         Tế Hanh trong bài Thơ mới Quê hương cũng có hai câu thơ đặc sắc nhờ được sáng tạo dựa trên cảm quan nghệ thuật của thuyết tưởng giao, tương hợp:


Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm


        “Làn da ngăm rám nắng” và “cả thân hình” được cảm nhận bằng mắt (thị giác), nhưng lại còn được cảm nhận cả bằng mũi, bằng lưỡi (khứu giác, vị giác): nồng thở vị xa xăm.
         Hai là, tuy không phát biểu thành thuyết này, thuyết nọ, nhưng trong dòng thơ trữ tình cảm xúc của thơ trung đại Việt Nam có nhiều câu thơ biếu hiện sự tưởng giao, tưởng hợp giữa các giác quan. Câu thơ mở đầu Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều đã biểu hiện sự tưởng giao này:

Trải vách quế gió vàng hiu hắt


Gió màu vàng (thị giác) và gió thổi hiu hắt (xúc giác và thính giác). Đọc tiếp khúc ngâm này ta còn gặp:


Lạnh lùng thay giấc cô miên
Mùi hương tịch mịch hóng đèn thâm u


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ xuân diệu, nha tho xuan dieu