Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Muốn hiểu, muốn cảm thụ, muôn phân tích, bình thơ thì phải có tâm hồn thơ

         Có hôm đi cùng anh Cù Huy Cận, anh đã vào tận trường Đại học Sư phạm I, cây số tám đường Cầu Giấy, để vừa “đòi” bộ lý luận văn học của tôi, vừa tặng quyển đại luận của anh về Nguyễn Khuyến. Chúng tôi bèn đề tặng cho nhau. Khi đưa tôi quyển Nguyễn Khuyến, anh Xuân Diệu cười và nói: cụ Nguyễn Khuyến những bốn vợ kia đấy. Chuyện đùa thôi, nhưng sao tôi lại thấy xót xa: Anh Xuân Diệu vẫn là người độc thân. Anh là người làm thơ tình nhiều nhất, nhưng lại không gặp được tình. Sự đời thật lắm nỗi trớ trêu. Các anh ra về, đêm ấy, trong căn phòng tồi tàn của tôi, tôi chong đèn ngồi đọc quyển Nguyễn Khuyến của anh, càng đọc tôi càng vỡ ra một lẽ: thơ lại gặp thơ.


Nguyễn Khuyến


         Chẳng phải không làm thơ, thì không hiểu thơ, không bình thơ được. Nếu vậy thì học sinh, thầy giáo thời xưa cũng như thời nay hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng vẫn phân tích, vẫn bình thơ thìlàm thế nào? Có phải học sinh và thầy giáo đều tất cả là những nhà thơ cả đâu? Nói chính xác hơn, nói đến cái cốt lõi hơn thì theo tôi, muốn hiểu, muốn cảm thụ, muôn phân tích, bình thơ thì phải có tâm hồn thơ, khả dĩ cảm ứng với tâm hồn của nhà thơ. Có hai cây đàn, cây này lên tiếng thì cây đàn kia ít ra cũng rung lên một phần nàotiếng mới lan toả trong cõi trời được, thì tiếng thơ mới thấm vào đáy lòng được. Cây đàn của anh Xuân Diệu chẳng những đã rung lên mà còn ngân nga, thánh thót. Đó chính là một công lao lớn của anh Xuân Diệu.

          Trong các cuộc nói chuyện về thơ, trong các bài đại luận của anh, anh đã có những tìm tòi, khám phá mà nếu các nhà thơ đã quá cô” sòng dậy được, chắc phải vỗ vai anh, vỗ vai người tri kỷ.

           Trong quyển “Nguyễn Khuyến” anh đã có những dòng đồng cảm, đặc biệt anh đã chú ý đến ba bài thơ mùa thu của cụ nghề Tam nguyên. Cụ đã thấm thìa với mùa thu ở miền Bắc, ở nông thôn, cụ đã có những vần trác tuyệt. Anh Xuân Diệu đã thấy cái thấm thìa ấy. Anh đã chú ý đến vần vèo (vần eo trở vận): mặt ao, sóng gợn lăn tăn, lá vàng bỗng đưa vào, trong cái yên lặng của điền viên bỗng có một cái xáo động nhở, xáo động của đồng quê. Trong việc phân tích thơ văn của cụ Tú Vị Hoàng, anh có một nhận định thật minh xác. Tú Xuồng ngoài văn chưởng châm chọc đã có những bài có tính chất trữ tình sâu lắng. Anh cho bài “Sông Lấp” là bài thơ có giá trị nhất của cụ Tú- cũng như anh Nguyễn Tuân đã nhận định:

Sông kia rày đã nên đồng

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,

Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ xuân diệu, nha tho xuan dieu