Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Phải đẻ ra câu ra chữ của mình mới là nhà văn thực sự

         Tìm hiểu bước đầu tập nghề của các nhà văn,nhà thơ, thấy không phải ai cũng giống ai. Có những cây bút thành công ngay từ những sáng tác đầu tay. Nhưng nhiều nhà văn sau này đi rất xa mà lúc đầu tưởng chừng không có tài cán gì lắm. Đây là trường hợp cái tài như kho vàng nằm sâu dưới đất. Phải bối, rời phải đúc, phải luyện mãi mối thành. Mối hay, cái quyết định sự nghiệp của một nhà văn là cái trữ lượng chất kim loại quý kia có lớn hay không chứ không phải mở chìm hay mở nối.

         Như vậy là sự dùi mài khổ luyện cuối cùng lại là để tìm thấy cái thực chất của mình cùng với cái cách nói, cái giọng nói riêng của nó. Cố nhiên, trong cái “tôi” riêng ấy, đã kết tinh biết bao mối quan hệ xã hội và nhiều ảnh hưởng văn hoá rất tinh vi.

        Nhưng không nên nghĩ rằng khi đã “thành” rời thì nhà thơ không còn gặp khó khăn, chật vật gì nữa. Quả thực có những bài thơ hay viết ra rất dễ dàng. Nhưng lao động thơ đâu có phải chỉ bắt đầu từ lúc đặt bút viết. Nhìn chung mỗi bài thơ ra đòi lại là một cuộc “mài sắt nên kim”.

Xuân Diệu


       - Này, – Xuân Diệu nói – có bài thơ chỉ trung bình thôi nhưng nhà phê bình phải hiểu cái đóng góp mới mẻ của nó ở chỗ nào. Thí dụ, bài Bản đồ huyện Ý Yên cũng ca ngợi đất nước nhưng bằng cách nhìn một cái bản đồ. Có thể phê: đây chỉ là một bài thơ trung bình thôi, nhưng tác giả đã đưa ra một cách ca ngợi mới… Bài thơ hay, hưởng nó tự toả ngát, không cần nhà phê bình khen, vì ai cũng thấy rời. Cái cần nhà phê bình là những bài thơ trung bình.

         - Thơ có hai loại. Một loại nói về một sự thực của cuộc sông. Loại này cũng khó nhưng còn dựa được vào chất bột thực tại. Nếu mình có sức, có bản lĩnh thì có thể nhào vắt ra được. Còn loại bài tổng hợp thì khó làm, rất chật vật. Cái tứ bài thơ Sự sống chẳng bao giờ chán nản nảy ra trong một đêm liên hoan văn nghệ ở một xã thời chông Mỹ. Cái tứ nảy ra làm mình ứa nước mắt. Khó là tìm ra cái tứ trung tâm, khái quát tất cả. Tuy thế từ cái tứ chung đến khi hoàn thành bài thơ cũng còn vất vả lắm.

        -   Có những người làm thơ như là cuộc đòi sẵn có cái gì thì lấy luôn làm câu thơ, không gia công sáng tạo cho sâu sắc. Thơ không có xác, có chất. Đọc xong không thấy đọng lại cái gì. Nhà văn phải đẻ ra chữ. Câu chữ phải là của mình, phải đẻ ra câu ra chữ của mình mới là nhà văn thực sự.



Đọc thêm tại: