Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Thơ văn Xuân Diệu đi đến cùng của sự thôi thúc

            Chỉ tính trong vòng hai năm 1970, 1971 anh đã nói chuyện về thơ Bác đến hai trăm năm mươi buổi. Anh góp phần không nhở trong các hoạt động văn hoá, hoạt động ngoại giao, phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam với nhiều dân tộc anh em trên thế giới. Anh là người mở mộng nhưng cũng là người hiện thực, con người anh là con người thơ, và cũng là con người của Đảng. Tất cả nhuần nhuyễn trong anh như miền quê cha Hà Tĩnh khắc nghiệt và miền quê má Bình Định phóng khoáng, nhuần nhuyễn trong anh.
          Nhưng, nói như Xuân Diệu: “Sở dĩ thành chuyện là vì tác phẩm hay, cho nên người phê bình đi vòng quanh thế nào rời cũng phải quay về trung tâm là tác phẩm tức là hồn của tác giả, sự nghiệp đóng góp của tác giả”. Thế mà muốn chiếm lĩnh được tác phẩm của Xuân Diệu đâu phải việc dê: một khối lượng sách đở sộ với năm chục tập và bao nhiêu bài báo từ mấy chục năm nay, trong sô đó có đến mười sáu tập thơ, gần hai chục tập phê bình và tiểu luận. Chỉ tính riêng các tác phẩm phê bình viết về các nhà thơ cổ điển Việt Nam anh đã viêt gần mấy chục vạn chữ! Năm chục tập sách kia có phải đâu là năm chục thùng gạo mà tôi có thế thu nhở lại thành rượu! Nó vốn là rượu rời, nếu cô gắng chưng cất một lần nữa thì cùng lắm, sẽ thành một thứ cởn, mất hết cả hưởng vị thiên nhiên.

Xuân Diệu


            Chỉ có thể rút ra ngay một nhận xét rằng tất cả các tác phẩm của Xuân Diệu, đều có một phẩm chất chung, dầu đây là thơ hay là văn, nghiên cứu hay dịch thuật, phẩm chất chung ấy là sự không nửa vòi, là sự đi đến cùng của những thôi thúc, sự làm kỳ được của những mục tiêu. Anh đã không nói vê vấn đề gì thì thôi, đã nói là nói cho lọn nghĩa chữ lật trái lật phải, nói rời nói nữa, kỳ cho đến lúc ngôn ngữ tới được người nghe. Cũng bởi vậy ở gần Xuân Diệu có thể có lúc ta cảm thấy khó chịu: Anh không chịu nhân nhượng. Nhưng đấy cũng là đặc điểm làm cho ta kính trọng. Anh là một trong những người có tài và quyết liệt nhất, bằng thơ, tấn công vào lề lốỉ thơ mòn sáo và trì trệ của thứ thơ hủ nho thuở đó. Xét về mặt hình thức nghệ thuật, thắng lợi của phong trào Thơ mới là thắng lợi của một cuộc cách mạng về thơ mà ngay cả Tố Hữu cũng ủng hộ, dầu không cùng một tư tưởng với phong trào ấy. Thơ ca Việt Nam, ngoài kho tàng ca dao, sau sự cách tân của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, trước Thơ mới, chưa từng có một cuộc cách tân nào lớn đến như thế.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ duyên xuân diệu, nhà thơ xuân diệu