Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Niềm tiếc thương cho nhà văn Xuân Diệu

Nhà văn lão thành Nguyễn Tuân xúc động thốt lên: “Nhà thơ Xuân Diệu mất đi, thấy có mang theo đi một mảng đời văn tôi”. Và từ thành phố Hồ Chí Minh, ngay khi nghe tin Xuân Diệu mất, Thế Lữ – người đầu tiên viết bài giới thiệu Xuân Diệu với bạn đọc cách đây bốn mươi tám năm – đã điện cho Huy Cận: “Vô cùng tiếc thưởng kính viếng hưởng hồn Xuân Diệu, người bạn chí tình, nhà thơ kiệt xuất, người không ngừng chiến đấu cho thơ vàn Việt Nam”.

Trong ngày 21 tháng 12 năm 1985, hơn một trăm đoàn đại biểu các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng của Trung ương, Hà Nội và nhiều tỉnh thành phố (trong đó có Nghệ Tĩnh, Nghĩa Bình, Thành phố Hở Chí Minh, Minh Hải…), các cơ quan thông tấn, báo chí, đại biểu các đại sứ quán Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Bungari… cùng đông đảo văn nghệ sĩ, bạn bè và người thân đã đến đặt vòng hoa và nghiêng mình vĩnh biệt nhà thơ.

Xuân Diệu


Chiều 21 tháng 12 năm 1985, lễ truy điệu, nhà thơ Xuân Diệu đã cử hành trọng thể. Sau bài điếu văn do đồng chí Hà Xuân Trường, Ủy viên dự khuyết trung ương Đảng, Trưởng ban Văn hoá văn nghệ Trung ương, Trưởng ban tổ chức lễ tang. “Một cây lớn nằm xuống, cả khoảng trời trông vắng”, nhiều bạn bè thân thiết và đại diện lốp nhà văn trẻ đã đọc lời tỏ lòng thưởng xót và đánh giá cao sự nghiệp văn học do nhà thơ Xuân Diệu để lại cho đòi.

Nhiều ngày sau đó, Hội nhà văn Việt Nam còn tiếp tục nhận được thư và điện chia buồn về việc nhà thơ Xuân Diệu từ trần của các tổ chức quần chúng và Hội nhà văn nhiều nước gửi tới. Điện của Hội nhà văn Liên Xô có đoạn viết:

“Xin các bạn hãy nhận ở chúng tôi lời chia buồn sâu sắc trước việc nhà thơ xuất sắc của Việt Nam, Xuân Diệu, đã từ trần. Những tác phẩm của ông đã nhiều lần được dịch và in ở Liên Xô bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Độc giả của chúng tôi nhận biết và yêu mến thơ ca tràn đầy tính lãng mạn cách mạng của Xuân Diệu. Chúng tôi đánh giá cao những bản dịch tác phẩm văn học cổ điển Nga và văn học Xô viết hiện đại của ông, cùng những bài thơ ông viết về Liên Xô. Những tác phẩm của XuânDiệu là tấm gương rực rỡsự nghiệp cũng cố tình hữu nghị giữa các nhà văn của hai nước chúng ta”.

Đại sứ quán Cộng hoà dân chủ Đức tại Hà Nội và Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Đức mà Xuân Diệu là viện sĩ thông tân, đã gửi thư và điện chia buồn thống thiết. “



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình của xuân diệu, nha tho xuan dieu