Cuối năm 1940, Diệu đi làm tham tá thưởng chánh ở Mỹ Tho, vì kế sinh nhai (“Cơm áo không đùa với khách thơ”), cũng như tôi học cao đẳng Nông Lâm là cốt để có nghề tay trái. Chúng tôi tạm sống xa nhau, buồn đứt ruột, hàng tuần viết thư cho nhau, có tuần hai, ba lá thư.
Từ đầu năm 1942, tôi đã tham gia hoạt động Việt Minh, nhưng chưa có dịp cho Diệu biết. Diệu thì chờ tôi đậu kỹ sư là “cuốn gói” trở về Hà Nội. Hè 1942, tôi đậu kỹ sư canh nông và cuối năm bắt đầu đi làm ở Sở nghiên cứu tầm tang. Diệu điện hỏi tôi: “Diệu từ chức được chưa?”, tôi điện trả lời: ”Từ chức ngay! Về ngay Hà Nội!”. Chúng tôi sống trên gác phố Hàng Bông (số nhà 61), tiếp tục làm thơ, “làm nhà xuất bản Huy Xuân”. Thời kỳ này (cuối năm 1943, đầu năm 1944), tôi hướng dẫn Diệu vào con đường hoạt động bí mật (trong Việt Minh và trong Đảng Dân chủ).
Cuối năm 1944, Diệu về thăm quê ở Can Lộc (Hà Tĩnh), về thăm gia đình tôi ở xã An Phú và rất bí mật nói với mẹ tôi: “Anh Cận hoạt động Cách mạng rời bà ạ. Nếu cách mạng thành công thì không nói làm gì, nếu có điều gì chẳng may, thì con sẽ thay anh Cận cùng bà lo việc gia đình”. Mẹ tôi ứa nước mắt: và anh Diệu đã giúp mẹ tôi một số tiền để trả nợ. Cuối tháng 7-1945, tôi đi dự Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào (Thái Nguyên), thì Diệu ở lại Hà Nội, “giữ nhà”. Cách mạng Tháng Tám thành công, chúng tôi chuyển về ở nhà số 50 phố Hai Bà Trưng (đằng sau Thư viện quốc gia). Diệu hăng say hoạt động trong Hội Văn hoá cứu quốc, tôi thì phụ trách công tác ở Bộ Canh nông và ở Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chúng tôi về Hà Đông rời lên Việt Bắc, tôi ở ATK (an toàn khu) của Chính phủ, Diệu ở Lục Giá, rời ở Thanh Cù, làm báo Văn nghệ, nhưng cứ khoảng vài tháng một lần, Diệu vai mang ba-lô đi xe đạp và đi bộ về gặp tôi ở ATK. Lại những buổi thơ giữa sương đêm của rừng Việt Bắc. Cũng ở trong rừng Việt Bắc những năm đầu kháng chiến cả hai chúng tôi được kết nạp vào Đảng. Giải phóng miền Bắc chúng tôi về Hà Nội, được bố trí ở nhà số 24, đường Cột Cờ, nay là phố Điện Biên Phủ. Chúng tôi lại hăng say công tác, hào hứng làm thơ, “đi thực tế”.
Những năm chống Mỹ, cứu nước, hài đứa hơn mười lần đi khu bôn khói lửa, nhiều lần suýt chết dọc đường vì bom Mỹ. Dọc đường, chúng tôi đọc thơ cho bộ đội, cho dân công nghe, sông cuộc đời chiến sĩ, trong không khí hào hùng của đất nước. Giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, chúng tôi lại hăng say “đi thực tế” ở đồng bằng sông cửu Long, ở Tây Nguyên, ở khu năm “Khúc ruột miền trung”, nhất là Diệu ham đi miền Nam mà anh đã hiểu biết và mến thưởng nhiều từ trước. Và Diệu đi bình thơ, có tới gần một nghìn cuộc bình thơ cho đến ngày Diệu mất. Còn ở ngôi nhà số 24 Điện Biên Phủ thì “Đêm đêm trên gác đèn chong – Cận ngồi cặm cụi viết dòng thơ bay – Dưới nhà bút chẳng rời tay – Bên bàn Diệu cũng miệt mài trang thơ – Bạn từ lúc tuổi còn thơ- Hai ta hạt chín chung mùa nắng trong – Ánh đèn trên gác, dưới phòng, – Cũng là đôi kén nằm trong kén trời”.