Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Cuộc đời và thi ca của nhà văn Xuân Diệu

Tại căn gác nhỏ nhà số 40 phố Hàng Than – Hà Nội, Xuân Diệu và Huy Cận không chỉ gặp nhau ở thi ca mà ở đó cả hai người đã bắt đầu nhen nhóm một ý tưởng mới, ý tưởng xã hội, ý tưởng cách mạng. Nếu như trước đó, Thế Lữ là người chăm sóc những tác phẩm đầu tay của Xuân Diệu, thì từ 1944 Huy Cận là người động viên trực tiếp Xuân Diệu vào mặt trận cứu nướcViệt Minh, tham gia khỏi nghĩa tháng Tám và bắt đầu vào một chặng đường hoàn toàn mối. Cách mạng thành công, Xuân Diệu vinh dự được bầu là đại biểu Quốc hội khoá I, và cùng năm 1946 được chọn làm thành viên trong đoàn đại biểu của Chính phủ ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn, sang Pháp hội đàm. Kháng chiến bùng nổ, Xuân Diệu rời thủ đô Hà Nội đi kháng chiến.

Tại chiến khu Việt Bắc anh vui mừng được gặp và làm việc với Tô” Hữu và tại đó năm 1949 Xuân Diệu gia nhập Đảng Lao động nay là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hoạt động văn hoá cứu quốc ngay từ ngày đầu, tham gia viết bài và xây dựng tạp chí Tiên phong và sau đó là tạp chí Văn nghệ, Xuân Diệu là một trong những thành viên tích cực, đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng Hội Vản nghệ Việt Nam và sau này, Hội Nhà văn Việt Nam. Với trái tim của nhà văn đảng viên, Xuân Diệu đã tham gia liền hai cuộc kháng chiến, bằng ngòi bút xông xáo và bằng cả các hoạt động xã hội nhiệt tình, không ngại gian khổ, không sờ ác liệt.

Bài học lớn nhất, tấm gương sáng nhất mà Xuân Diệu để lại cho các thế hệ cầm bút về sau là tấm gương lao động nghệ thuật cần cù, nhẫn nại, tỉ mỉ, say mê và liên tục, là tấm lòng trong sáng, trung thành của một nhà văn đôi với Đảng Cộng sản.


Xuân Diệu


Xuân Diệu làm báo, Xuân Diệu làm xuất bản, Xuân Diệu nói chuyện thơ trước công chúng, Xuân Diệu miệt mài khảo cứu, Xuân Diệu xong bài thơ này, làm bài thơ khác… Hoạt động chủ yếu của Xuân Diệu là làm việc, làm việc và làm việc. Chỉ tính các buổi bình thơ trước công chúng của Xuân Diệu trong suốt mấy chục năm qua, có lẽ tổng sô” lên đến hàng nghìn buổi. Ngay những năm gần đây, mặc dầu tuổi đã cao, sức khoẻ đã khác trước, với cưởng vị là Chủ tịch hội đồngthơ của Hội Nhà văn Việt Nam, Xuân Diệu vẫn hăng say, nhiệt tình làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao.

Di sản mà Xuân Diệu để lại là một di sản lớn bao gồm gần năm chục tập sách, trong đó có 14 tập thơ đã xuất bản, chưa kể nhiều tác phẩm cho đến nay vẫn chưa công bố. Chỉ tính riêng các tác phẩm lý luận phê bình, đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia. Với một cái nhìn sắc sảo, vừa bao quát vừa tỉ mỉ, với một văn phong hóm hỉnh và uyển chuyển kỳ lạ, Xuân Diệu đã đưa lên đài vinh quang những tên tuổi lớn từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hở Xuân Hưởng đến Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu bình giá các tác giả thơ trong nước và giới thiệu các tên tuổi lớn ở nước ngoài.





Đọc thêm tại: