Phải nói thêm rằng, những đóng góp của Thơ mới chỉ có ý nghĩa thực sự khi nó trở thành phưởng tiện của một tư tưởng mối và được phát huy lên vào giai đoạn lịch sử kế tiếp – giai đoạn cách mạng và kháng chiến. Ngoài sự cách tân về lối nói, đặc biệt là sự phát triển về thể loại, ‘Thơ mới có những hạn chế không nhỏ. Kể từ Cách mạng Tháng Tám 1945, thời đại mới đã mở ra một con đường lốn cho các tài năng, trong đó có Xuân Diệu tiếp tục khám phá, sáng tạo. Anh đã mở rộng cảm xúc, mở rộng đề tài, mở rộng lối nói và cũng lại đứng trên bảng đầu của sự đóng góp cùng với những tên tuổi hàng đầu: Tô” Hữu, Huy Cận, Chê Lan Viên, Tê” Hanh, Nguyễn Đình Thi và nhiều anh chị khác là những nhà thơ của cách mạng. Trong năm chục tập sách của Xuân Diệu chỉ có hai tập thơ, tập thơ văn xuôi.
Trường ca và tập truyện ngần Phấn thông vàng được viết trước năm 1945. Phần lớn tác phẩm trong đó có những tác phẩm giá trị nhất, Xuân Diệu đã hoàn thành trong lòng chế độ mới. ‘Trong hoàn cảnh một nước nông nghiệp lạc hậu lâu đòi, mất độc lập trong nhiều thế kỷ, bị phong kiến và đế quốc bóp nghẹt, chúng ta cần phải có cái bụng liên tài, yêu mến những tài năng, thấy tài năng ở đâu là hết lòng trân trọng, quý báu”. Xuân Diệu đã tâm sự như thế và đã làm như thế một cách mê say. Anh đã có công khám phá cái hay, cái đẹp của người xưa, người nay và nhiệt tình giới thiệu cho công chúng trong nước và ngoài nước cùng anh ngưỡng mộ. Anh góp phần không nhỏ trong việc “chính thức bước lên dàn cao vinh dự của những thiên tài loài người” những tên tuôi lốn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du.
Với trường hợp Nguyễn Trãi, tôi phải ca tụng anh bằng một lời nói người đã phát hiện ra, nhà thơ viết tuởng Đào Tấn và triển lãm cái hay của ông tổ tuởng này bằng giấy trắng mực đen. Còn bao nhiêu công trình ma tôi, trên một bài báo ngắn, không thể nhắc tới. Nhưng phải nói thếm rằng, Xuân Diệu không chỉ làm sống lại những tác phẩm của quá khứ mà còn cố gắng làm sông lại các nhân vật của quá khứ. Anh không nhìn những vĩ nhân của văn học ấy như những thiên thần, mà nhìn họ như những người trần, mắt thịt, và như vậy, đã làm họ cử động được. Thuật phê bình của Xuân Diệu là từ mắt xanh Xuân Diệu đã đành, nhưng cũng phải nói thếm là anh đã học được lối nghĩ khúc chiết của phưởng Tây và kết hợp với cách cảm thụ tinh vi của phưởng Đông – ví dụ như cách cảm thụ của nhà phê bình đại tài đời Thanh: Kim Thánh Thán.
Đọc thêm tại:
- http://thisivietnam.blogspot.com/
- http://thisivietnam.blogspot.com/2015/04/nhung-ngay-tet-cua-nha-tho-xuan-dieu.html
- http://thisivietnam.blogspot.com/2015/07/tho-van-xuan-dieu-i-en-cung-cua-su-thoi.html