Anh Xuân Diệu đột ngột từ giã chúng ta ra đi ngày 18-12-1985, còn mấy tháng nữa thì tròn năm mươi năm của tình bạn chúng tôi. Sắp tới Tết đầu tiên không còn Xuân Diệu, tôi xin ghi vội những chặng đường chính của Huy – Xuân.
Tựu trường năm 1936, chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên ở trường “tú tài” Khải Định, Huê (Trường Quốc học cũ). Anh Diệu (ở Hà Nội về) học năm thứ ba, tôi vào học năm thứ nhất. Hai đứa đọc thơ cho nhau nghe, và “đồng thanh tưởng ứng”, kết bạn với nhau gần như tức khắc. Tình bạn của chúng tôi, ngay lúc đó, không chỉ đóng khung trong địa hạt văn chưởng. Tháng 5-1937, trong trường có cuộc vận động đón Gôđa, đại diện của Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp đến Huế. Anh Diệu cầm đầu đám học sinh ba lớp ban tú tài đi đón. Tôi còn nhớ rõ anh Diệu bảo người gác cổng khoá cổng trường lại, không cho những kẻ nhút nhát rút lui về. Sau cuộc đón ấy, anh Diệu, tôi và một số anh em khác bị cắt học bổng, suýt nữa thì bị đuổi.
Tựu trường 1937, anh Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo Ngày nay, tôi học năm thứhai ban tú tài, làm gia sư ở nhà một bác sĩ. Anh Diệu và tôi viết thư cho nhau hàng tuần và tôi gửi cho Diệu những bài thơ tôi vừa làm xong.
Tết năm Dần 1933, bài Chiều xưa của tôi được đăng cùng trong một khung với bài Cảm xúc của Xuân Diệu trên báo Ngày nay, và Tết đó tôi từ Huế ra chơi với Diệu ở Hà Nội, lần đầu tiên tôi làm quen với đất nghìn năm văn vật, và lúc trở về Huế mang theo một cành đào. Hè 1938, tôi ra sông với Diệu ở chân đê Yên Phụ. Ở đó Diệu viết Truyện cái giường, một số bài thơ, còn tôi thì viết Buồn đêm mưa, Trăng lên, Đi giữa đường thơm và mấy bài khác. Hè 1939, Diệu viết bài giới thiệu Thơ Huy Cận, sau một năm tôi đã có thơ đăng đều trên báo Ngày nay. Tựu trường năm 1939, sau khi đậu tú tài toàn phần, tôi dạy từ hai tháng ở Vinh và tháng mười ra Hà Nội học Trường cao đẳng Nông Lâm. Diệu thì tiếp tục học luật và dạy văn ở trường Thăng Long. Hai chúng tôi cùng sống ở gác 40, phố Hàng Than (“Phố không cây thôi sầu biết bao chừng”), ở tầng dưới là anh Lưu Trọng Lư. Chúng tôi dành dụm tiền học bổng và tiền lương dạy học để cho tái bản tập Thơ thơ và cho in dòng chữ “Huy Xuân xuất bản” lên sách.
Đọc thêm tại : http://thisivietnam.blogspot.com/2015/07/ong-gop-lon-cho-nen-van-hoc-cua-nha-tho.html