Những năm ấy, liên tiếp mấy nhà văn cao danh, nhưng thứ bậc theo giá trị tác phẩm thì khác nhau, khác nhau xa. Khi được tin trên đài, trên báo “cáo phó” một “nhà” kia đã qua đời, nhà giáo kiêm nhà phê bình nọ phóng xe đến 24 Điện Biên Phủ (cột cờ cũ) nói với nhà thơ Xuân Diệu, giọng đầy nuối tiếc, như để cùng chia sẻ với nhà thơ nỗi mất mát không thể bù lấp này:
- Anh Xuân Diệu ơi! Ông X. mất rời. Đau đớn quá, trống vắng quá, chẳng có gì bù đắp nổi!
Anh Xuân Diệu hất mớ tóc mây gió bồng bềnh, trễ cặp kính trắng xuống, khẽ khàng:
- Ai mất mà chẳng thương chẳng xót, nhưng cậu bảo X. mất đi không gì bù đắp nổi. Nhưng X. còn gì?
Nhà thơ và nhà giáo nọ nguôi dần chuyện ấy. lan man trò chuyện việc văn, việc đòi, những cái lẽ tử sinh, ly biệt. Câu chuyện đột nhiên chuyển sang những ấn tượng trong lễ tang nhà văn Nguyên Hồng tổ chức trước đây.
- Anh Xuân Diệu ơi! Ông X. mất rời. Đau đớn quá, trống vắng quá, chẳng có gì bù đắp nổi!
Anh Xuân Diệu hất mớ tóc mây gió bồng bềnh, trễ cặp kính trắng xuống, khẽ khàng:
- Ai mất mà chẳng thương chẳng xót, nhưng cậu bảo X. mất đi không gì bù đắp nổi. Nhưng X. còn gì?
Nhà thơ và nhà giáo nọ nguôi dần chuyện ấy. lan man trò chuyện việc văn, việc đòi, những cái lẽ tử sinh, ly biệt. Câu chuyện đột nhiên chuyển sang những ấn tượng trong lễ tang nhà văn Nguyên Hồng tổ chức trước đây.
Bỗng Xuân Diệu ngắt quãng câu chuyện, hình như sau nhiều cân nhắc, suy tư:
- X. chẳng còn gì. Nguyên Hồng thì chẳng bao giờ mất mát, còn mãi. Văn anh ấy sẽ còn suốt đòi rên rỉ trong chúng ta đấy. Và sẽ còn rên rỉ lâu hơn nữa.
Thật là một lời nói thẳng mà chính xác! Xuân Diệu như vậy đấy.
Từ khóa tìm kiếm nhiều:
tho cua xuan dieu, nhà
thơ xuân diệu