Đọc những bài thơ tình của Xuân Diệu ta có cảm giác theo nhà thơ đi vào trong những giấc mở của tình yêu, mà chính nhà thơ ấy biết mình mở nên sỢ hãi cho lúc tỉnh sẽ phải đối diện với một hiện thực không phải của trong những cơn mở vì thế những câu thơ ấy nó hấp tấp lo âu, nó run rẩy vội vàng ngắt nhịp cả trong thi pháp của nó:
Mau với chứ vội vàng lên với chứ!
Em, em ơi tình non đã già rời…
(Giục giã)
Nếu so sánh với một hồn thơ lãng mạn đường thời và không kém độc đáo như Hàn Mạc Tử thì nếu thơ Hàn Mạc Tử cô đởn, cô đởn đến phát điên thì thơ Xuân Diệu yêu đến si cuồng. Nếu nhà thơ họ Hàn nảy sinh thi tứ trong những khoảnh khắc ngắn ngủi dài bằng cả cuộc đời, thì chắc hẳn những tứ thơ của Xuân Diệu là sự khai hoa của cái cây tình yêu nảy sinh trong những giấc mở của con người. Chắc là vì thế mà trong một tuyển thơ tình thế giới ở Rumani chỉ tuyển chọn hai bài thơ của Việt Nam: một của Hở Xuân Hưởng và một của Xuân Diệu(1). Trong thơ tình của Xuân Diệu, ta không thấy cái ái tình của nhục dục mặc dù Xuân Diệu không kiêng dè và không đi tìm một thứ tình yêu đã được thanh lọc hoá, đó không chỉ là một tình yêu cụ thể, mà là nhà thơ đi tìm một tình yêu và ám ảnh bởi tình yêu mạnh đến nỗi trong bài thơ Biển nổi tiếng của mình, nhà thơ có những câu thơ khát bỏng:
Đã hôn rời, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt…
Theo Huy Cận: Xuân Diệu – Con người và tác phẩm, NXB Tác phẩm mới, 1987.
Những câu thơ đã viết gần ba mươi năm về trước (năm 1962) mà nay đọc lại vẫn rùng mình vì bàng hoàng, vì ấn tượng nó gieo lại trong trái tim ta. Có lẽ trong thơ tình hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu là người đã đem đến một xức cảm mới lạ và lạ lùng đặc biệt nhất, cái nỗi khát khao, tiếc nuối, giấc mở của những giấc mở về tình yêu. Những giấc mở của tình yêu mà Xuân Diệu đem đến cho ta là giấc mở về một tình yêu vốn có của con người mà hình như nó đã mất đi trong cái đời thường của con người, nó giống như những giọt nước trong giấc I mở của người lữ hành trên Sa mạc giữa ban ngày với cát vàng dưới chân, mặt trời trắng trên đầu và ảo ảnh về những ốc đảo xanh trước mặt. Xuân Diệu đúng là “chàng hoàng tử” của một tư duy lạ về tình yêu (từ của Saint – Exupery). Thơ tình của Xuân Diệu là những mảnh thông điệp mà nhà thơ đã tiếp nhận có lẽ từ vô thức trong thế giới sáng tạo của tâm linh nhà thơ. Với Xuân Diệu, người đọc đã nhìn và cảm nhận về tình yêu một cách khác đi trước khi đọc thơ ông.