Thơ của Xuân Diệu về một phương diện nào đó là một sự phản ánh một thời đại mới trong thi ca hiện đại Việt Nam hình thành từ trước cách mạng, đã được tôi luyện trong máu lửa của cách mạng và đạt tới đỉnh cao của nó vào thế kỷ này ở Việt Nam. Nhà nghệ sĩ bậc thầy này đã thật sự có một ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của thơ ca hiện đại Việt Nam. Và chính ông, cũng giống như những nhà thơ cùng thời với ông (những nhà thơ đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới) đã kế thừa những thành tựu không thể chối bỏ được cũng như khắc phục được chính những nhược điểm và cả những khuyết điểm của chủ nghĩa lãng mạn thời kỳ đầu của ông, tuyên chiến với chủ nghĩa lãng mạn ấy là gột rửa tâm hồn thi sĩ khỏi những tàn tích của nó, cũng như phá vỡ những nền móng cũ để xây dựng nên những hình tượng mối của cách mạng Việt Nam, tạo ra một nền thơ của tưởng lai. Chính ông, chứ không phải ai khác, một trong những chủ tướng của dòng thơ lãng mạn quá khứ đã xây dựng nên dòng thơ lãng mạn cách mạng cho nền văn học cách mạng xã hội chu nghĩa. Và chính ông đã làm nên điều kỳ lạ trong văn học là bước qua cái bóng to lớn của mình trong quá khứ (ông là thi sĩ tiêu biểu của phong trào “Thơ mới” những năm 1936-1940) để trở thành nhà thơ lãng mạn của cách mạng Việt Nam.
Khi viết rằng chính ông, Xuân Diệu, đã bước qua cái bóng to lớn trong quá khứ của mình để trở thành một ca sĩ của cách mạng, chúng tôi không hề có ý cường điệu, mà chỉ muôn nói rằng, đó là một cuộc cách mạng của chính tâm hồn nhà thơ, trong một cuộc cách mạng vĩ đại của cả một dân tộc nô lệ thành một dân tộc tự do, trong cuộc cách mạng đó là những cuộc cách mạng nhở không kém phần gian khổ trong mỗi con người của thời kỳ ấy thì Xuân Diệu của chúng ta đã hoàn tất được một cách mạng đó. Đó không thể chỉ là một bước đi đởn giản khi mà một nghệ sĩ trong cuộc đấu tranh giữa cái mối và cái cũ, được nuôi dưỡng bởi một thế giới cũ và được cuốn đi trong cơn lốc của cách mạng (có lẽ còn phải viết thêm rằng Xuân Diệu là một trong những nhà thơ đã có tác phẩm đến với cách mạng sóm nhất ở thời kỳ đó). Xuân Diệu là một trong sô” không nhiều các nhà thơ đi từ quá khứ tới năm 1945 và qua cả năm 1975 vẻ vang, đã chiếm được vị trí cao đẹp trong đời sống tâm linh của dân tộc.