Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Xuân Diệu sống như một người căn cứ, chu đáo nhất

        Tôi được tiếp xúc nhiều với Xuân Diệu bắt đầu từ cái hỏi anh phụ trách tờ Tác phẩm mới, đâu như khoảng 1968, 1969 gì đó, tôi có đến anh mấy lần về chuyện bài vở. Thấy tôi viết bản thảo kín cả hai mặt giấy, anh lấy làm ái ngại. Anh lục tìm cho tôi một cuộn giấy báo chưa in, bảo rọc ra mà làm bản thảo dần:

- Bản thảo phải viết một mặt, sửa chữa tiện. Khi gấp người ta có thể đưa sắp chữ ngay không cần đánh máy.

- Thì ra anh quan tâm đến người khác một cách rất cụ thể.

        Từ đó, thỉnh thoảng tôi lại đến thăm anh, nhất là khi chán nản, muôn tìm ở anh một không khí làm việc trở lại.

        Hỏi viết về Nguyễn Tuân, tôi có lúc thấy bí quá, xoay trở mãi không sao đi được phần đầu. Tôi được Xuân Diệu phổ biến kinh nghiệm:

- Quy luật viết – viết phê bình hay sáng tác thơ cũng thế – là quy luật cóc nhảy. Viết đoạn đầu mà tắc thì cứ bỏ đấy, viết sang phần khác, rời đến lúc nào đó, quay trở lại, tự nhiên sẽ thấy thông thuận. Vẽ người cũng thế, cứ gì phải vẽ từ đầu xuống, có thể vẽ từ dưới lên cũng đượcchứ. Rời anh tìm lời động viên tôi: Mình cũng thế thôi, nhiều khi đặt bút viết mà đầu cứ rỗng không, chang có chữ nào. Viết như bị đòi nợ, đến hẹn rời mà không có xu nào trả. Thế mà rời cũng viết được đấy. Tập trung suy nghĩ mãi vào một điểm rời nó bật ra.

Nguyễn Tuân


        Trò chuyện với Xuân Diệu đến độ thân mật thì anh không chỉ nói chuyện văn mà còn nói chuyện đời. Mà chuyện đời không chỉ trên những đạo lý lớn mà nhiều cái tỉ mỉ, thiết thực:

- Này, muốn viết được đều đặn, phải có vật chất bởi dưỡng. Có tài không đủ, phải có sức nữa. Đêm nào mình định viết một cái gì đấy, buổi chiều thế nào cũng phải mua vài lạng thịt. Mình cứ viết hết bài nọ đến bài kia, luôn luôn ở tình trạng phải cố sức. Không bởi dưỡng, không viết được.

         Rời anh cho tôi biết giá thịt bây giờ bao nhiêu, thịt lẫn xuồng bao nhiêu, loại thịt nạc, thịt thăn bao nhiêu. Rời giá trứng gà, trứng vịt. Anh tính toán ăn cái gì bổ hơn mà rẻ hơn.

         Buổi sáng hôm ấy, anh vừa nói chuyện với tôi vừa để ý nghe ngóng tiếng con gà mái cục tác ngoài sân sau. Anh cười lớn và giải thích:

         Con gà có tật ăn trứng, thành ra khi nó để nhà thơ phải biết mà “chộp” ngay lấy.

        Có những nhà văn sản xuất ra nghệ thuật thì ít mà sống một cách “nghệ sĩ” thì nhiều. Xuân Diệu không thế, anh sống như một người căn cứ, chu đáo nhất. Anh muốn tạo điều kiện để dồn tâm lực vào nghệ thuật đến mức tối đa. Như thế không phải là nói sự tách rời hay đốilập giữa con người của cuộc sống và nghệ thuật của anh ta. Trái lại, đây là nói sự thống nhất, thống nhất cao độ của lối sản xuất văn chương hiện đại.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình của xuân diệu, nha tho xuan dieu