Chính không hiểu nét riêng này trong chất thơ và cả trong ngôn ngữ Thơ mới Xuân Diệu nên có người đã ngộ nhận có mùi vị của “triết lý hưởng thụ” và “tình yêu nhục cảm” ở những đoạn thơ vừa trích ở trên. Thật là oan cho nhà thơ mới trữ tình cảm xúc Xuân Diệu, người mà thơ luôn luôn tràn đầy cảm giác. Và để sống,nhận thức, khám phá và sáng tạo nghệ thuật, ông luôn luôn “thức nhọn cảm giác”. Nói theo kiểu nói ngày nay là ông sống và sáng tạo nghệ thuật với các giác quan vốn đã tinh nhạy lại luôn kéo cần ăng ten và phát sóng ra đa.
Để biểu hiện cảm giác, độ tinh nhạy, sự tưởng giao của các giác quan, ông đã sáng tạo những từ ngữ mới nhằm biểu hiện cái tột cùng, cái quá kích, cỡ của những cảm xúc, cảm giác.
Để biểu hiện cảm giác, độ tinh nhạy, sự tưởng giao của các giác quan, ông đã sáng tạo những từ ngữ mới nhằm biểu hiện cái tột cùng, cái quá kích, cỡ của những cảm xúc, cảm giác.
Sao vàng lẻ một, trăng riêng chiếc
Đêm ngọc tê ngời, men tới tơ…
(Buồn trăng)
“Tê ngời” là một sáng tạo từ thành công của Xuân Diệu đã biểu hiện các vẻ ngời ngời tuyệt đỉnh của đêm ngọc được thâu nhận từ các giác quan cực nhạy: xúc giác và vị giác (tê), thị giác (ngời). Cũng có nhiều trường hợp, tác giả không sáng tạo từ mới mà dùng từ cũ, nhưng sáng tạo trong cách dùng từ. Ví dụ:
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
hoặc:
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi
Có không ít người khi bình Thơ mới Xuân Diệu cho rằng cách dùng từ “cắn” và “ngon” ở trường hợp hai câu thơ trên là Xuân Diệu đã học được từ ngôn ngữ thơ Pháp. Thật ra, không đúng như vậy. Ở đây, là một dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ Thơ mới Xuân Diệu: Cách dùng từ để biểu hiện những cảm xúc mãnh liệt, những cảm giác quá kích, quá cỡ.
Ngoài ra, Xuân Diệu lại còn dùng lối đảo ngữ, đảo từ, đặt những tính từ chỉ màu sắc, âm thanh lên trước chủ ngữ để đánh mạnh cảm giác, lay động các giác quan. Ví dụ:
Long lanh tiếng sỏi vang vang hận
Thuận ra là “tiếng sởi long lanh hận vang vang”. Thuận như thế thì hết cả thơ: “tiếng sởi” hết “long lanh” và cái “hận” cũng thôi hết “vang vang”. Về lối dùng đảo từ, đảo ngữ này thì thơ trung đại Việt Nam cũng đã có:
Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
Trắng xoá tràng giang phang lặng tờ
(Bà Huyện Thanh Quan)
Có phải đã có sự học tập sáng tạo thơ cổ điển của Xuân Diệu đối với hai câu thơ này, khi ông viết hai câu thơ sau đây:
Huy hoàng trăng rộng, nguy nga gió
Xanh biếc trời cao, bạc đất bằng
(Buồn trăng)
Đọc thêm tại:
- http://thisivietnam.blogspot.com/
- http://thisivietnam.blogspot.com/2015/04/nhung-ngay-tet-cua-nha-tho-xuan-dieu.html
- http://thisivietnam.blogspot.com/2015/07/ngon-ngu-tho-moi-xuan-dieu.html