Pages

Được tạo bởi Blogger.

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Buổi nói chuyện thơ cuối cùng của Xuân Diệu

     Tháng 9 năm 1985, kỷ niệm 40 năm ngày (ở đường Tràng Tiền) tổ chức cuộc nói chuyện “Thơ Việt Nam 1945 – 1985“. Diễn tả là nhà thơ Xuân Diệu.

     Tôi còn nhớ như in buổi nói chuyện thơ hôm đó. Gọi là “thơ hiện địa Việt Nam từ sau cách mạng tới nay”, nhưng lướt qua một số tên tuổi tiêu biểu, già nửa thòi gian còn lại, thi sĩ phân tích, giảng giải về cái hay của thơ mình. Tất nhiên chẳng ai lấy làm ngạc nhiên về điều này (vì ông đã làm thế nhiều lần, cả trên trang sách). Được nghe nhà thơ lớn nói chuyện đã là vui lắm lắm, huống hở được nghe “chui” một sô” bài thơ xưa của ông vốn ít có dịp được tái bản, lại còn thơ trong “sổ mật” chưa hề xuất bản, vui nào bằng.

     Xuân Diệu thông báo, trong cuộc gặp gõ quốc tế các nhà văn – ở Soíia vừa rời, ông có đọc bài thơ Chén nước, được đồng nghiệp tán dương. Nữ sĩ Bungari Đimitrôva còn cho rằng đó là bài thơ hay nhát đọc buổi hôm đó. Tiện đây, Xuân Diệu bình luôn mây câu thơ Đimitrôva viết về cái hôn, đại thể “nụ hôn vùi trong tóc”. “Tại sao phải vùi, chữ vùi hay như thế nào? Vì nụ hôn nóng bỏng như hòn than đỏ, phải vùi vào trong tóc, chớ không nó trơn trượt, nó rơi mất” – nguyên văn câu bình luận của nhà thơ như thế.

Xuân Diệu


    Mọi người vỗ tay rào rào. Nhà thơ nghiêng người, ngả cổ nâng cốc nước cam uống một hơi, vẻ mặt mãn nguyện.

    Nhưng đến giờ giải lao, hình như theo thông báo từ trước “người đi nghe nói chuyện thơ được mua thêm hoa báo”, ở hành lang, mọi người chen chúc nhau, cố gắng mua lấy được đôi tờ hoạ báo về bọc sách cho con (nên nhớ những năm tháng ấy ở ta còn khan hiếm về giấy, có được đôi tờ hoạ báo bọc sách bọc vở là quý lắm. Đa phần chỉ dám bọc sách vở bằng giấy báo, giấy vở bao xi măng mà thôi). Không khí lộn xộn kéo dài, khi nhà thơ Xuân Diệu đã trở về bục diễn giả và tiếp tục nói chuyện thơ rời, mà ở hành lang, những cánh tay nhao nhao giơ lên vẫn còn dày đặc. Xuân Diệu ngán ngẩm lắc đầu. Ông lẩm bẩm, nhưng vì miệng ông ghế gần micrô, nên trong phòng, mọi người đều nghe thấy: “Mọi người đến đây để mua hoạ báo chứ không phải nghe thơ à?”. Mặc nhà thơ ta thán, nhiều người vẫn bở ngoài tai, cố gắng đạt bằng được mục đích của mình.

     Xuân Diệu bắt đầu đọc tới hai câu thơ:

Lòng ta là một cơn mưa lũ

Đã gặp lòng em là lá khoai

Thái độ của nhà thơ đã chất nhiều bực dọc.

Câu thơ đọc lên nghe nặng nể, như táp vào mặt người nghe. Đột nhiên, nhà thơ to giọng:

“Lá khoai, ở miền Nam người ta gọi là lá môn, nhưng chẳng lẽ với đồng bào Bắc kỳ, tôi lại gọi là lá môn, là:

Lòng ta là một cơn mưa lũ

Đã gặp lòng em là lá môn hay sao?

     Cũng chẳng cần biết ẩn ý của nhà thơ thế nào khi nói ra câu ấy, mà nghe cách giải thích ngộ quá, mọi người rộ lên cười. Tiếng cười làm cho thi sĩ hiền dịu lại, rời chắc cũng thấy cách giải thích của mình hơi sa đà, ông nói thêm: “Vả chăng, dùng lá mởn không được, như thế làm sao vần với hai câu dưới:

Mưa biếc tha hổ tuôn giọt ngọc

Lá xanh không ướt đến da ngoài.

Tiếng cười lại rộ lên râm râm khắp phòng…

     Có lẽ đó là buổi nói chuyện thơ cuối cùng trước công chúng của nhà thi sĩ, vì chỉ ba tháng sau đó, ông đã “vẫy chào cõi thực để vào nhà thơ Xuân Diệu ra đi đến nay vừa đúng mười năm. Lớp học sinh ngày ấy giờ đã lớn, những quyển sách đã sờn, nhưng vẫn còn đâu đây một niềm tiếc thưởng của những người đã từng một lần được nghe ông nói chuyện thơ…


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ xuân diệu, nha tho xuan dieu

Xuân Diệu làm việc gì cũng chú ý rút kinh nghiệm

       Trò chuyện với Xuân Diệu, thấy anh là cả một kho kinh nghiệm lớn. Từ tuổi mười lăm, mười sáu cho tới nay, hơn năm mươi năm làm văn, làm thơ, anh chỉ biết có một nghề này. Vì thế anh luôn luôn có ý thức rút kinh nghiệm. Kinh nghiệm của mình, kinh nghiệm của người. Đọc đủ sách đông, tây, kim cổ. Đọc rất kỹ lưỡng, trăn trở băn khoăn về từng câu, từng chữ của người xưa. Rời vừa làm thơ, vừa bình luận thơ, đem luôn công việc bếp núc của mình ra mà phân tích, phán xét rất tỉ mỉ. Và viết thành bài, thành sách về đủ các ngõ ngách củanghề. Cái công này của Xuân Diệu thật không nhỏ đó là một người thợ cả của nghề thơ, là ông giáo sư của trường chuyên nghiệp về thơ. Những bài những sách kia là những tập giáo trình sẽ còn có ích lâu dài cho những ai muốn đi vào cái nghề rất đỗi khó khăn này.

Xuân Diệu


       Xuân Diệu làm việc gì cũng chú ý rút kinh nghiệm. Anh hay đi nói chuyện chỗ này, chỗ kia, và anh cũng rút kinh nghiệm tỉ mỉ lắm.

-     Phải để ý từ cái bàn kế thế nào. Lọ hoa có khi cần, có khi không cần thì phải bở đi. Rời ánh sáng trong phòng. Cửa nên đóng hay nên mở. cả cách sắp xếp ghế ngồi cho người nghe, cự ly mùa hè, mùa rét nên thế nào. Chán nhất là người nghe không trông thấy người nói. Nghe bằng loa phóng thanh mà! Gặp trường hợp ấy mình thường lấy chuyện Tô Đông Pha ra đùa. Tô Đông Pha râu rậm. Cô em gái làm thơ giễu:

      Tìm nửa ngày trời không thấy miệng

      Bỗng nghe tiếng nói phát từ râu.

      Bây giờ người nghe tôi nói chuyện:

      Tim nửa ngày trời không thấy mặt

      Bỗng nghe tiếng nói phát từ loa.

      Ấy, thỉnh thoảng cũng phải khích động như thế cho người nghe sôi nổi lên, đố chán. Tôi nói chuyệnmà người nghe lặng im, sợ lắm. Phải tảcho người ta biết là mình thích nghe chứ? Vợ chồng nói chuyện với nhau ban đêm. Vợ nói, chồng thỉnh thoảng cũng phải ở lên chứ, để chứng tỏ mình chưa ngủ, vẫn nghe.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình xuân diệu, nhà thơ xuân diệu

Phải đẻ ra câu ra chữ của mình mới là nhà văn thực sự

         Tìm hiểu bước đầu tập nghề của các nhà văn,nhà thơ, thấy không phải ai cũng giống ai. Có những cây bút thành công ngay từ những sáng tác đầu tay. Nhưng nhiều nhà văn sau này đi rất xa mà lúc đầu tưởng chừng không có tài cán gì lắm. Đây là trường hợp cái tài như kho vàng nằm sâu dưới đất. Phải bối, rời phải đúc, phải luyện mãi mối thành. Mối hay, cái quyết định sự nghiệp của một nhà văn là cái trữ lượng chất kim loại quý kia có lớn hay không chứ không phải mở chìm hay mở nối.

         Như vậy là sự dùi mài khổ luyện cuối cùng lại là để tìm thấy cái thực chất của mình cùng với cái cách nói, cái giọng nói riêng của nó. Cố nhiên, trong cái “tôi” riêng ấy, đã kết tinh biết bao mối quan hệ xã hội và nhiều ảnh hưởng văn hoá rất tinh vi.

        Nhưng không nên nghĩ rằng khi đã “thành” rời thì nhà thơ không còn gặp khó khăn, chật vật gì nữa. Quả thực có những bài thơ hay viết ra rất dễ dàng. Nhưng lao động thơ đâu có phải chỉ bắt đầu từ lúc đặt bút viết. Nhìn chung mỗi bài thơ ra đòi lại là một cuộc “mài sắt nên kim”.

Xuân Diệu


       - Này, – Xuân Diệu nói – có bài thơ chỉ trung bình thôi nhưng nhà phê bình phải hiểu cái đóng góp mới mẻ của nó ở chỗ nào. Thí dụ, bài Bản đồ huyện Ý Yên cũng ca ngợi đất nước nhưng bằng cách nhìn một cái bản đồ. Có thể phê: đây chỉ là một bài thơ trung bình thôi, nhưng tác giả đã đưa ra một cách ca ngợi mới… Bài thơ hay, hưởng nó tự toả ngát, không cần nhà phê bình khen, vì ai cũng thấy rời. Cái cần nhà phê bình là những bài thơ trung bình.

         - Thơ có hai loại. Một loại nói về một sự thực của cuộc sông. Loại này cũng khó nhưng còn dựa được vào chất bột thực tại. Nếu mình có sức, có bản lĩnh thì có thể nhào vắt ra được. Còn loại bài tổng hợp thì khó làm, rất chật vật. Cái tứ bài thơ Sự sống chẳng bao giờ chán nản nảy ra trong một đêm liên hoan văn nghệ ở một xã thời chông Mỹ. Cái tứ nảy ra làm mình ứa nước mắt. Khó là tìm ra cái tứ trung tâm, khái quát tất cả. Tuy thế từ cái tứ chung đến khi hoàn thành bài thơ cũng còn vất vả lắm.

        -   Có những người làm thơ như là cuộc đòi sẵn có cái gì thì lấy luôn làm câu thơ, không gia công sáng tạo cho sâu sắc. Thơ không có xác, có chất. Đọc xong không thấy đọng lại cái gì. Nhà văn phải đẻ ra chữ. Câu chữ phải là của mình, phải đẻ ra câu ra chữ của mình mới là nhà văn thực sự.



Đọc thêm tại:

Chỗ đứng và giá trị của nhà văn là ở chỗ sản xuất cho tốt

        Xuân Diệu không muôn phân tán thì giờ và tài hoa, sức lực vào những cái gì không có ích cho sản xuất. Chỗ đứng và giá trị của nhà văn là ở chỗ sản xuất cho tốt, cho hay, cho nhiều. Ôi, đời người thì ngắn ngủi mà nghệ thuật biết bao là khó khăn. Có dồn tất cả tinh lực, tất cả thì giờ của một kiếp người vào đấy cũng không đủ. Xuân Diệu nghĩ thế, và anh đặt lên trên hết chất lượng và số lượng của trang viết. Anh tập thể dục, anh giữ vệ sinh, anh ăn uống cho đủ lượng đủ chất và điều độ, tiết kiệm… để viết. Viết ngày, viết đêm.

        Đang có hứng, có đà, thì không thể dừng lại. vả lại sách in, bài đăng báo có thòi hạn của nó. Mùa hè anh xoay trần ra viết. Trông con người anh đang viết, lắm lúc thấy không có vẻ gì là “thi sĩ” cả. Một sự lao động cật lực, căng thẳng, hối hả. Một sự đánh vật với ý tứ, chữ nghĩa, vần điệu, hình ảnh… và với thời gian. Cái này rút cục mới là kẻ thù đáng gờm nhất của anh. Phải, thời gian – “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!” – anh phải tranh thủ từng phút, từng giây. Ngày xưa, anh sợ thòi gian cướp đi của anh những lạc thú tuổi trẻ và tình yêu. Ngày nay,anh sợ thời gian cướp đi của anh những tháng ngày anh sống và làm việc cho đời, cho cách mạng.

Xuân Diệu


         Nhưng bản chất Xuân Diệu là một bản chất tích cực. Anh lao vào công việc. Làm việc và làm việc. Cứ làm việc thật tốt, thật nhiều cho đời thì sẽ được sống mãi với đời. Tôi đã thấy có lần anh phát cáu, văng tục lên với chính sự làm việc quyết liệt của mình: “Chỉ muốn vất mẹ nó đi, sao lại nhận viết làm gì! Khổ quá! Mệt quá!” Nhưng tôi biết, thanh toán xong cái “của nợ” ấy chưa ráo mực, anh sẽ lại nhận ngay một “com-măng” khác. 

         Với Xuân Diệu, làm thơ, viết văn thực sự là một nghề nghiệp. Đã là nghề thì “nhất nghệ tinh nhất thân vinh”. Đừng trông cậy vào cái gì khác, trừ khi anh không thật tâm đi vào nghề này. Muôn “nghệ tinh” thì phải khổ luyện. Cứ xem những cái tên sách của Xuân Diệu: Dao có mài mới sắc, mài sắt nên kim… Anh viết bào Sự lao động cật lực của nhà nghệ sĩ thiên tài nêu lên tấm gương lao động nghệ thuật thật “dễ sợ” của Mikenlăng.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ duyên xuân diệu, nhà thơ xuân diệu

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Xuân Diệu sống như một người căn cứ, chu đáo nhất

        Tôi được tiếp xúc nhiều với Xuân Diệu bắt đầu từ cái hỏi anh phụ trách tờ Tác phẩm mới, đâu như khoảng 1968, 1969 gì đó, tôi có đến anh mấy lần về chuyện bài vở. Thấy tôi viết bản thảo kín cả hai mặt giấy, anh lấy làm ái ngại. Anh lục tìm cho tôi một cuộn giấy báo chưa in, bảo rọc ra mà làm bản thảo dần:

- Bản thảo phải viết một mặt, sửa chữa tiện. Khi gấp người ta có thể đưa sắp chữ ngay không cần đánh máy.

- Thì ra anh quan tâm đến người khác một cách rất cụ thể.

        Từ đó, thỉnh thoảng tôi lại đến thăm anh, nhất là khi chán nản, muôn tìm ở anh một không khí làm việc trở lại.

        Hỏi viết về Nguyễn Tuân, tôi có lúc thấy bí quá, xoay trở mãi không sao đi được phần đầu. Tôi được Xuân Diệu phổ biến kinh nghiệm:

- Quy luật viết – viết phê bình hay sáng tác thơ cũng thế – là quy luật cóc nhảy. Viết đoạn đầu mà tắc thì cứ bỏ đấy, viết sang phần khác, rời đến lúc nào đó, quay trở lại, tự nhiên sẽ thấy thông thuận. Vẽ người cũng thế, cứ gì phải vẽ từ đầu xuống, có thể vẽ từ dưới lên cũng đượcchứ. Rời anh tìm lời động viên tôi: Mình cũng thế thôi, nhiều khi đặt bút viết mà đầu cứ rỗng không, chang có chữ nào. Viết như bị đòi nợ, đến hẹn rời mà không có xu nào trả. Thế mà rời cũng viết được đấy. Tập trung suy nghĩ mãi vào một điểm rời nó bật ra.

Nguyễn Tuân


        Trò chuyện với Xuân Diệu đến độ thân mật thì anh không chỉ nói chuyện văn mà còn nói chuyện đời. Mà chuyện đời không chỉ trên những đạo lý lớn mà nhiều cái tỉ mỉ, thiết thực:

- Này, muốn viết được đều đặn, phải có vật chất bởi dưỡng. Có tài không đủ, phải có sức nữa. Đêm nào mình định viết một cái gì đấy, buổi chiều thế nào cũng phải mua vài lạng thịt. Mình cứ viết hết bài nọ đến bài kia, luôn luôn ở tình trạng phải cố sức. Không bởi dưỡng, không viết được.

         Rời anh cho tôi biết giá thịt bây giờ bao nhiêu, thịt lẫn xuồng bao nhiêu, loại thịt nạc, thịt thăn bao nhiêu. Rời giá trứng gà, trứng vịt. Anh tính toán ăn cái gì bổ hơn mà rẻ hơn.

         Buổi sáng hôm ấy, anh vừa nói chuyện với tôi vừa để ý nghe ngóng tiếng con gà mái cục tác ngoài sân sau. Anh cười lớn và giải thích:

         Con gà có tật ăn trứng, thành ra khi nó để nhà thơ phải biết mà “chộp” ngay lấy.

        Có những nhà văn sản xuất ra nghệ thuật thì ít mà sống một cách “nghệ sĩ” thì nhiều. Xuân Diệu không thế, anh sống như một người căn cứ, chu đáo nhất. Anh muốn tạo điều kiện để dồn tâm lực vào nghệ thuật đến mức tối đa. Như thế không phải là nói sự tách rời hay đốilập giữa con người của cuộc sống và nghệ thuật của anh ta. Trái lại, đây là nói sự thống nhất, thống nhất cao độ của lối sản xuất văn chương hiện đại.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình của xuân diệu, nha tho xuan dieu

Thơ văn đông, tây muôn hình vạn trạng

         Thơ văn đông, tây, xưa và nay đã nói nhiều đến các biến thiên của đất trời, của cảnh vật và của nhân tình, thậm chí trong tiếng nói của chúng ta đã có những từ ngữ hầu như trở thành sáo mòn:

          Thưởng hải biến vi tang điền rời tang thưởng, rời bể dâu….

         Nhưng trước mắt ta đây, ngay hôm qua đây, sông kia nay đã bị lấp, tiếng ý ối gọi đò nay chỉ còn như những tiếng ếch nhái.

        Còn đâu nữa, eo sèo bến nước chuyến đò đông của bà tú. Còn đâu nữa cảnh mênh mông trời đất. Mà chỉ còn nhà cửa, ruộng đồng, tầm thường đến phát ngán. Phân tích bài Sông Lấp, anh Nguyễn Tuân nặng về chính trị, anh Xuân Diệu thấy được, chẳng những cái biến đổi của lẽ đời, mà cả của vũ trụ nữa. Trên bình diện này, anh mới cho bài Sông Lấp là bài hay nhất của cụ Tú Xuồng, bài trữ tình nhất của một nhà thơ thiên về châm biếm.


Nguyễn Tuân


        Trong bài đại luận về nhà thơ Sông Đà, Núi Tản, Xuân Diệu thiên về mở rộng ra văn thơ đông tây kim cổ, song anh cũng nói đến cái chất Việt Nam của cụ Nguyễn Khắc Hiếu, cái “Thói” rượu và ngông của nhà thơ. Gần đây người ta đã bàn tán nhiều về bài “Thề non nước” của Tản Đà. Người thì bảo là một bài thổ lộ tinh thần yêu nước, người thì cho là một bài không rõ chủ ý: nói về tinh duyên với cô đào hát, hay nói mập mờ đến tình duyên với “non nước”.

         Tôi thiên về ý thứ nhất, và tôi cho là ý còn rõ hơn là bài mở đầu bằng dòng:

         Kìa bức dư đã rách tả tơi

       Trong bài “Thề non nước” nhà thơ đã mượn cuộc tình duyên trai gái để nói bóng gió đến tình duyên non, nước.

         Bảo cho non biết, chớ buồn làm chi…

… Nước non hội ngộ còn luôn

… Nước đi ra bể lại mưa về nguồn…

         Xa xôi vậy thôi: khẳng định đến mức ấy vậy thôi. Mà thế là đã xé lòng, đứt ruột của người có tâm rời!

        Theo dõi các cuộc nói chuyện thơ của anh, đọc các bài viết của anh, tôi tâm đắc một điều: ít khi anh dùng đến các tính từ nói về phương pháp sáng tác, như lãng mạn, hiện thực, hiện thực phê phán… Có lẽ anh phải có chủ đích.

        Trong một giai đoạn lịch sử văn học nào đó của phương Tây, người ta đã có thể phê phán, chia ranh giới giữa chủ nghĩa lãng mạn với chủ nghĩa hiện thực phê phán, với chủ nghĩa tự nhiên …và người ta đã có thể dán cho một số nhà văn, cái tem, cái nhãn hiệu, dù chỉ là đại khái: nhà văn lãng mạn như V. Huy gô, Byron, nhà văn hiện thực phê phán như Balgac, Zola nhà văn tự nhiên chủ nghĩa như anh em Goncourt.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tho cua xuan dieu, nhà thơ xuân diệu

Muốn hiểu, muốn cảm thụ, muôn phân tích, bình thơ thì phải có tâm hồn thơ

         Có hôm đi cùng anh Cù Huy Cận, anh đã vào tận trường Đại học Sư phạm I, cây số tám đường Cầu Giấy, để vừa “đòi” bộ lý luận văn học của tôi, vừa tặng quyển đại luận của anh về Nguyễn Khuyến. Chúng tôi bèn đề tặng cho nhau. Khi đưa tôi quyển Nguyễn Khuyến, anh Xuân Diệu cười và nói: cụ Nguyễn Khuyến những bốn vợ kia đấy. Chuyện đùa thôi, nhưng sao tôi lại thấy xót xa: Anh Xuân Diệu vẫn là người độc thân. Anh là người làm thơ tình nhiều nhất, nhưng lại không gặp được tình. Sự đời thật lắm nỗi trớ trêu. Các anh ra về, đêm ấy, trong căn phòng tồi tàn của tôi, tôi chong đèn ngồi đọc quyển Nguyễn Khuyến của anh, càng đọc tôi càng vỡ ra một lẽ: thơ lại gặp thơ.


Nguyễn Khuyến


         Chẳng phải không làm thơ, thì không hiểu thơ, không bình thơ được. Nếu vậy thì học sinh, thầy giáo thời xưa cũng như thời nay hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng vẫn phân tích, vẫn bình thơ thìlàm thế nào? Có phải học sinh và thầy giáo đều tất cả là những nhà thơ cả đâu? Nói chính xác hơn, nói đến cái cốt lõi hơn thì theo tôi, muốn hiểu, muốn cảm thụ, muôn phân tích, bình thơ thì phải có tâm hồn thơ, khả dĩ cảm ứng với tâm hồn của nhà thơ. Có hai cây đàn, cây này lên tiếng thì cây đàn kia ít ra cũng rung lên một phần nàotiếng mới lan toả trong cõi trời được, thì tiếng thơ mới thấm vào đáy lòng được. Cây đàn của anh Xuân Diệu chẳng những đã rung lên mà còn ngân nga, thánh thót. Đó chính là một công lao lớn của anh Xuân Diệu.

          Trong các cuộc nói chuyện về thơ, trong các bài đại luận của anh, anh đã có những tìm tòi, khám phá mà nếu các nhà thơ đã quá cô” sòng dậy được, chắc phải vỗ vai anh, vỗ vai người tri kỷ.

           Trong quyển “Nguyễn Khuyến” anh đã có những dòng đồng cảm, đặc biệt anh đã chú ý đến ba bài thơ mùa thu của cụ nghề Tam nguyên. Cụ đã thấm thìa với mùa thu ở miền Bắc, ở nông thôn, cụ đã có những vần trác tuyệt. Anh Xuân Diệu đã thấy cái thấm thìa ấy. Anh đã chú ý đến vần vèo (vần eo trở vận): mặt ao, sóng gợn lăn tăn, lá vàng bỗng đưa vào, trong cái yên lặng của điền viên bỗng có một cái xáo động nhở, xáo động của đồng quê. Trong việc phân tích thơ văn của cụ Tú Vị Hoàng, anh có một nhận định thật minh xác. Tú Xuồng ngoài văn chưởng châm chọc đã có những bài có tính chất trữ tình sâu lắng. Anh cho bài “Sông Lấp” là bài thơ có giá trị nhất của cụ Tú- cũng như anh Nguyễn Tuân đã nhận định:

Sông kia rày đã nên đồng

Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai,

Giật mình lại tưởng tiếng ai gọi đò.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ xuân diệu, nha tho xuan dieu

Xuân diệu trân trọng và quý bài thơ hay thơ đẹp

        Thu muộn. Đi lại một mình trên gác xép, tay ôm đứa con bé trong lòng, tôi bỗng nổi cơn thơ thẩn, dìu dịu, ru con bằng hai dòng thơ của anh Xuân Diệu:

Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang nhằng chuyến đò

         Trời! Sao mà tha thiết, sao mà thấm đượm hồn! Cái cảnh cuối thu ở miền Bắc! Tôi đã ru hai dòng này bằng đủ các điệu, sa mạc, bỏng mạc, cò lả, cả quan họ nữa tuy biết rằng đây là hai dòng bảy tiếng. Bảy bẻ thành sáu, thành tám cũng chẳng khó khăn gì. Nhưng giá có anh Xuân Diệu ở bên cạnh, chắc cháu nhỏ chưa dám sà vào lòng ngay. Vì trông anh có hơi dữ tướng. Mặt anh to, sần gùi trứng cá; tóc anh xoăn, bồng lên, xù lên như cái bờm sư tử. Mà sao lưỡi anh có lẽ hơi thụt một chút, nên mấy âm đầu anh phát ra quả là khó khăn; sau đó thì tuôn ra như suối chảy, như mưa rào. Anh thường được mời đi nói chuyện về văn chương, về thơ khắp nơi (cả ở bên Pháp nữa). Anh nói về thơcủa mình ít thôi, nói chuyện về thơ bạn, thơ người xưa thì nhiều. Anh là nhà thơ hiện đại của ta co tác phong đi đọc thơ ở mọi hội nghị, mọi cơ quan mọi trường học.

Thu muộn


        Tôi thường tự nhủ, anh ấy đi gửi hương cho gió, gửi nhiều, khúc chiết, tinh tế, cả độ lượng nữa. Không cầu toàn bích. Bài nào, dòng nào có từ hay là anh thích thú gợi lên. Anh đến nói chuyện về thơ Trần Đăng Khoa khi em Khoa còn đường học ở trường phổ thông cở sở. Hình ảnh chiếc lá rơi nhè nhẹ “như là rơi nghiêng”, hình ảnh chú dế mèn vuốt râu bờ tre, hình ảnh trăng tròn như quả bóng “lở lửng mà không rời”v.v… đều được anh gợi tả một cách thích thú, như chính là thơ của anh vậy. Anh có cho biết là anh đã về quê nhà thơ nhở tuổi nhiều lần. Thăm hỏi ân cần, bàn bạc thấu đáo, như người vun xới cây hoa đang chúm chím. Thậm chí anh cũng chang tị hiềm khi nói về thơ của người bạn thân thiết, canh Cù Huy Cận. Anh như xuýt xoa nói về cái màu đỏcủa con gà núi Tản đứng canh gác biển Đông. Một hôm, anh đằm giọng đọc cả bài thơ tám dòng, bảy tiếng của Phạm Văn Hạnh. Đọc đến dòng cuối:

Quần tơ, thịt lan, búp hoa quỳ.

         Anh lại nháy mắt với tôi, Phạm Văn Hạnh viết: “Giọt sương hoa” thơ văn xuôi. Phạm Văn Hạnh làm thơ văn vần, thơ bát cú. Có lẽ bài anh Xuân Diệu đọc là bài duy nhất, cách điệu của anh Hạnh. Vậy mà anh Xuân Diệu đã nhớ kỹ, thuộc lòng. Đủbiết anh Diệu trân trọng, quý bài thơ hay thơ đẹp biết dường nào. Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Nhược Pháp là những nhà thơ “sao băng” của chúng ta, vụt loé lên, vạch một dòng sáng lên bầu trời. Vậy mà, những ngôi sao sớm tắt ấy vẫn lấp lánh trong lòng anh. Ngoài việc đi khắp nơi, bình văn, bình thơ, anh Xuân Diệu còn để tâm viết ba bài Đại luận về ba nhà thơ lớn, gần gũi với thời chúng ta: Nguyễn Khuyên, Tú Xuồng và Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Bài anh viết đồ sộ, tinh tế đến nỗi anh em cho anh đã là cả một viện văn học.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình xuân diệu, nhà thơ xuân diệu

Những chuyện tranh luận về thơ

         Một dạo trên báo chí cũng như trong các cuộc tranh luận về thơ, có nhiều ý kiến – nhất là những người viết trẻ – hay nói đến cái mối và cái cũ trong thơ. Họ bênh vực sự tìm tòi nhưng lại có ý dè bỉu lối thơ chân phương có phần quen thuộc của các bậc đàn anh. Lúc bấy giờ nhà thơ Xuân Diệu đang rất tán dương tính chân chân chân, thật thật thật trong thơ. Nhân một buổi gặp gỡ với các cây bút trẻ Hải Phòng, có người đề cập đến vấn đề cũ, mới, Xuân Diệu ngứa ngáy, lớn tiếng: “Xét cho cùng làm gì có vấn đề mới hay cũ trong thơ, chỉ có hay và dở mà thôi. Ai bảo cụ Nguyễn Trãi là cũ khi cụ viết “Tuổi già tóc bạc cái râu bạc. Một ngọn đèn xanh con mắt xanh”. Còn những bài thơ chưa khô mực nhưng dở mèm mà gọi là mới ư? Cái gì hay thì luôn luôn mới, còn cái dở bị đào thải ngay khi ra đời thì là cũ chứ còn gì nữa”.


Nguyễn Trãi


         Sau này mỗi khi có tranh luận thơ, tôi lại nhớ đến lời nhà thơ Xuân Diệu và lại càng thấm thìa với ý kiến xác đáng của nhà thơ uyên bác cao tuổi ây.

         Lại có một dạo người ta khoác lên thơ rất nhiều tính: Nào tính giai cấp, nào tính nhân dân, nào tính dân tộc, tính hiện đại…

         Một lần tôi và nhà thơ Võ Văn Trực đến thăm anh Xuân Diệu ở ngôi nhà của anh ở phô’ Cột Cờ, nơi anh viết hai câu thơ “Nhà tôi ở phô’ Cột Cờ. Ai thăm thỉ đến ai lờ thì qua”. Tôi nhớ lúc đó hình như anh mới đi Pháp về. Anh nói chuyện rất nhiều về xứ người, về văn hoá, văn học của họ. Chuyện loanh quanh thế nào lại xoay đến chuyện thơ. Anh than phiền về việc người ta khoác lên thơ quá nhiều chức năng, e rằng thơ quá tải.

         Để dễ hiểu, anh ví dụ: Một anh chồng đạp xe qua mấy chục cây số đường về thăm vợ. Vợ anh là huyện uỷ viên, chủ tịch xã, hội trưởng hội phụ nữ, uỷ viên chi hội chữ thập đở… Nhưng trước hết cô ấy phải là vợ anh đã chứ. Anh chồng vượt qua bao đường đất là để về với vợ – một người phụ nữ – chứ không phải vể vổi bà huyện uỷ viên, bà chủ tịch xã hay một bà… chức sắc gì đi nữa. Thơ cũng vậy, trước khi thơ mang tính này, tính nọ thì thơ phải có tính… thơ cái đã. Có nghĩa là thơ phải làm cho ta xúc động, phải truyền cảm, phải làm cho tâm hồn người ta bay bổng như được chắp cánh.





Đọc thêm tại:

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Diệu đi rồi nhưng câu chuyện còn mãi

       Ở Bình Trị Thiên thăm bão lụt, hôm nay Hoan mới ra, và xuống đến sân bay Hà Nội thì mới hay tin Diệu mất. Anh Cở, chủ tịch Nghĩa Bình quê Diệu, quê má Gò Bởi, khóc ở sân bay. Đến 51 Trần Hưng Đạo thì quan tài sắp lên xe tang! May còn kịp! May ư? Hở Diệu? Cận đâu? Cận 23 mới về! Cháu Vũ của bác Diệu đâu? Cháu Vũ chưa về! Anh Lành đâu? Anh Lành cũng đang họp ở nước ngoài! Sao mà Hoan ngu thế! cả nhà ôm Hoan khóc, Hoan đến thăm Diệu còn hỏi Diệu đâu! Diệu nằm kia, qua mặt kính còn thấy Diệu.

       Hoan cố nhìn, cố nuốt cái hình dáng Diệu, rời đây vĩnh viễn chỉ còn thấy trên phim trên ảnh mà thôi. Nhưng Diệu đừng buồn (Diệu sinh thời luôn vui mà tính hay buồn). Những người thân yêu của Diệu có gần đủ. Xuân Như, em gái Diệu, Huy em trai Diệu, Tịnh Hà đứa em mà Diệu hết sức chăm lo, ở trong Nam cũng vừa ra kịp, một bộ quần áo đơn sơ giữa mùa gió lạnh này. Và bạn bè, bạn bè!… Anh em văn nghệ cưu mang đùm bọc lấy nhau, từ các anh già bảy tám mươi như anh Phan, anh Dụng, anh Lự, cho đến các anh em trẻ Vũ Quần Phương, Đỗ Chu… đến những anh chị em mới viết bài thơ đầu, truyện ngắn đầu, tất cả đều biết Diệu đi là một tôn thất vô cùng to lớn.

Xuân diệu


        Câu ấy chúng ta nói quá hoá nhàm, nhiều khi vô nghĩa, nhưng trên xe tang, Hoàng Trung Thông người từng đề tựu cho Diệu, Thông và Hoan đều thấy rằng Diệu từng là một bóng cây to che mát một góc vườn văn học Việt Nam nửa thế kỷ này. Từ nay cho đến cuối thế kỷ góc vườn ấy sẽ quang đi! Ôi, không phải lúc làm cái công việc cân đo lường ấy đâu Diệu ạ! Mà quần chúng chạy theo xe tang kia họ đã đánh giá rời. ừ, mới hôm qua thôi, Diệu còn cót két đạp xe đạp ngoài đường, sắp hàng mua các thứ, hay đi dạo chơi trước khi về căn phòng nhở ở 24 Cột Cờ “Nhà ta 24 Cột Cờ, Ai quen thì tới, ai lờ thì thôi”. Hôm qua Diệu còn đó, họ chưa vội đánh giá, chưa biết đặt chỗ nào, nhưng nay thì họ đã đánh giá rời: họ đã dành những dòng lệ quý nhất cho Diệu như khi cho cha mẹ, vợ con, cho người yêu mình, cho các chiến sĩ vì họ đổ máu trên các chiến trường. Và chỗ nằm của Diệu họ cũng đặt xong: cùng với Tản Đà, Tú Xương, Yên Đồ, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi… nghĩa là những tinh hoa của giống nòi, của dân tộc mà Diệu đã từng ca tụng bằng tài năng lớn và tâm huyết lớn của mình.

        Hoan từng nói đùa là năng suất của Diệu bằng cả một Viện văn chương mà Diệu vừa là viện trưởng, vừa là viện phó, bởi vì chỉ một mình Diệu đã viết hầu hết các danh nhân văn học! Viết hay khó ai thay được!



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ duyên xuân diệu, nhà thơ xuân diệu

Những tình cảm dành cho Xuân Diệu

      Theo chỗ chúng tôi biết, nhà thơ Huy Cận đang hoàn thành bản thảo Hỏi ký song đôi “chung cho cả hai người”, dày sáu, bảy trăm trang viết tay, khi in ra sẽ là ngót nghìn trang in khổ 13xl9cm. Hiện nhà thơ còn đang giữ bí mật. Tuy nhiên cũng có những điều tác giả Hỏi ký song đôi đã dần dần “tiết lộ” cho bàn dân thiên hạ biết. Nhà thơ Huy Cận còn viết khá nhiều thơ về Xuân Diệu để tặng Xuân Diệu và viếng Xuân Diệu. Sau đây là hai bài Huy Cận không còn giữ bí mật, vậy xin phụ chép sau đây để bổ sung cho bài viết này của nhà thơ trong khi chờ đợi Hỏi ký song đôi.

Bài thứ nhất:

TẠI NGÔI NHÀ 24 ĐIỆN BIÊN PHỦ

Đêm đêm trên gác đèn chong

Cận ngồi cặm cụi viết dòng thơ bay.

Dưới nhà bút chang rời tay

Bền bàn Diệu cũng miệt mài trang thơ.

Bạn từ lúc tuổi còn thơ

Hai ta hạt chín chung mùa nắng trong

Ánh đèn trên gác, dưới phòng

Cũng là đôi kén nằm trong kén trời.

Sáng ra gõ cửa: “Diệu ơi,

Nghe dùm thơ viết đêm rời ra sao”.

Diệu còn ngái ngủ: “Đọc mau!

Nghe rời, xem lại từng câu mới tường”.

Dưới nhà, trên gác thông thường

Dòng thơ không dứt giữa luởng tháng năm.

Đứa năm bảy, đứa năm lăm,(1)

Trăm mười hai tuổi vẫn chăm với đời.

Hoa hoàng lan nở ngát trời,

Hưởng hoàng lan ấm là nơi gió về.

Tại 24 Điện Biên Phủ – Hà Nội đêm 19-7-1974


 Xuân Diệu


Bài thứ nhì:

VIẾNG MỘ BẠN

Lạnh lắm trời ơi, Lạnh lắm không?

Cận về không kịp, chỉ còn trông

Đất vàng một mầm hoa vừa héo.

Nằm một, giờ đây Diệu lạnh lùng

Năm mươi năm trước thuở ra đời

Thơ của Huy Xuân trái kết đôi

Tình hạn Huy Xuân đời ấp áp

Tiếng ai thăm hỏi: Xuân đâu rồi?

Xuân hãy còn đây, Xuân ở đây

Xuân đi, Xuân vẫn thắm đời này

Dọc đường tiễn Diệu về an nghỉ

Muôn vạn hà con mắt lệ đầy.

Hà Nội, đêm 23-12-1985

CHẾ LAN VIÊN

RỔI ĐÂY VĨNH VIỄN…!

    Trời ơi, Hoan, hay Cận, hay Hanh, hay Lư chúng ta lại phải viết cho nhau về chuyện này ư? Mấy năm nay anh em mất nhiều, Hoan phấp phồng lo lúc thì cho người này, lúc thì cho đứa khác trong lứa tuổi chúng mình. Nhưng phải đâu là Diệu, Diệu còn khoẻ lắm mà! Anh em bảo một tuần trước đây Diệu đang còn khoẻ. Bài viết rất hay của Diệu là bài viết cho anh chị em nhà văn trẻ hôm nay đến khóc trước quan tài.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình của xuân diệu, nha tho xuan dieu

Nhớ về Xuân Diệu

    Cuối năm 1940, Diệu đi làm tham tá thưởng chánh ở Mỹ Tho, vì kế sinh nhai (“Cơm áo không đùa với khách thơ”), cũng như tôi học cao đẳng Nông Lâm là cốt để có nghề tay trái. Chúng tôi tạm sống xa nhau, buồn đứt ruột, hàng tuần viết thư cho nhau, có tuần hai, ba lá thư.

    Từ đầu năm 1942, tôi đã tham gia hoạt động Việt Minh, nhưng chưa có dịp cho Diệu biết. Diệu thì chờ tôi đậu kỹ sư là “cuốn gói” trở về Hà Nội. Hè 1942, tôi đậu kỹ sư canh nông và cuối năm bắt đầu đi làm ở Sở nghiên cứu tầm tang. Diệu điện hỏi tôi: “Diệu từ chức được chưa?”, tôi điện trả lời: ”Từ chức ngay! Về ngay Hà Nội!”. Chúng tôi sống trên gác phố Hàng Bông (số nhà 61), tiếp tục làm thơ, “làm nhà xuất bản Huy Xuân”. Thời kỳ này (cuối năm 1943, đầu năm 1944), tôi hướng dẫn Diệu vào con đường hoạt động bí mật (trong Việt Minh và trong Đảng Dân chủ).

 Xuân Diệu


     Cuối năm 1944, Diệu về thăm quê ở Can Lộc (Hà Tĩnh), về thăm gia đình tôi ở xã An Phú và rất bí mật nói với mẹ tôi: “Anh Cận hoạt động Cách mạng rời bà ạ. Nếu cách mạng thành công thì không nói làm gì, nếu có điều gì chẳng may, thì con sẽ thay anh Cận cùng bà lo việc gia đình”. Mẹ tôi ứa nước mắt: và anh Diệu đã giúp mẹ tôi một số tiền để trả nợ. Cuối tháng 7-1945, tôi đi dự Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào (Thái Nguyên), thì Diệu ở lại Hà Nội, “giữ nhà”. Cách mạng Tháng Tám thành công, chúng tôi chuyển về ở nhà số 50 phố Hai Bà Trưng (đằng sau Thư viện quốc gia). Diệu hăng say hoạt động trong Hội Văn hoá cứu quốc, tôi thì phụ trách công tác ở Bộ Canh nông và ở Ban Thanh tra đặc biệt của Chính phủ.

    Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, chúng tôi về Hà Đông rời lên Việt Bắc, tôi ở ATK (an toàn khu) của Chính phủ, Diệu ở Lục Giá, rời ở Thanh Cù, làm báo Văn nghệ, nhưng cứ khoảng vài tháng một lần, Diệu vai mang ba-lô đi xe đạp và đi bộ về gặp tôi ở ATK. Lại những buổi thơ giữa sương đêm của rừng Việt Bắc. Cũng ở trong rừng Việt Bắc những năm đầu kháng chiến cả hai chúng tôi được kết nạp vào Đảng. Giải phóng miền Bắc chúng tôi về Hà Nội, được bố trí ở nhà số 24, đường Cột Cờ, nay là phố Điện Biên Phủ. Chúng tôi lại hăng say công tác, hào hứng làm thơ, “đi thực tế”.

    Những năm chống Mỹ, cứu nước, hài đứa hơn mười lần đi khu bôn khói lửa, nhiều lần suýt chết dọc đường vì bom Mỹ. Dọc đường, chúng tôi đọc thơ cho bộ đội, cho dân công nghe, sông cuộc đời chiến sĩ, trong không khí hào hùng của đất nước. Giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, chúng tôi lại hăng say “đi thực tế” ở đồng bằng sông cửu Long, ở Tây Nguyên, ở khu năm “Khúc ruột miền trung”, nhất là Diệu ham đi miền Nam mà anh đã hiểu biết và mến thưởng nhiều từ trước. Và Diệu đi bình thơ, có tới gần một nghìn cuộc bình thơ cho đến ngày Diệu mất. Còn ở ngôi nhà số 24 Điện Biên Phủ thì “Đêm đêm trên gác đèn chong – Cận ngồi cặm cụi viết dòng thơ bay – Dưới nhà bút chẳng rời tay – Bên bàn Diệu cũng miệt mài trang thơ – Bạn từ lúc tuổi còn thơ- Hai ta hạt chín chung mùa nắng trong – Ánh đèn trên gác, dưới phòng, – Cũng là đôi kén nằm trong kén trời”.


Từ khóa tìm kiếm nhiều: tho cua xuan dieu, nhà thơ xuân diệu

Huy Cận nói về Xuân Diệu

       Anh Xuân Diệu đột ngột từ giã chúng ta ra đi ngày 18-12-1985, còn mấy tháng nữa thì tròn năm mươi năm của tình bạn chúng tôi. Sắp tới Tết đầu tiên không còn Xuân Diệu, tôi xin ghi vội những chặng đường chính của Huy – Xuân.

      Tựu trường năm 1936, chúng tôi gặp nhau lần đầu tiên ở trường “tú tài” Khải Định, Huê (Trường Quốc học cũ). Anh Diệu (ở Hà Nội về) học năm thứ ba, tôi vào học năm thứ nhất. Hai đứa đọc thơ cho nhau nghe, và “đồng thanh tưởng ứng”, kết bạn với nhau gần như tức khắc. Tình bạn của chúng tôi, ngay lúc đó, không chỉ đóng khung trong địa hạt văn chưởng. Tháng 5-1937, trong trường có cuộc vận động đón Gôđa, đại diện của Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp đến Huế. Anh Diệu cầm đầu đám học sinh ba lớp ban tú tài đi đón. Tôi còn nhớ rõ anh Diệu bảo người gác cổng khoá cổng trường lại, không cho những kẻ nhút nhát rút lui về. Sau cuộc đón ấy, anh Diệu, tôi và một số anh em khác bị cắt học bổng, suýt nữa thì bị đuổi.

       Tựu trường 1937, anh Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo Ngày nay, tôi học năm thứhai ban tú tài, làm gia sư ở nhà một bác sĩ. Anh Diệu và tôi viết thư cho nhau hàng tuần và tôi gửi cho Diệu những bài thơ tôi vừa làm xong.

Huy Cận


        Tết năm Dần 1933, bài Chiều xưa của tôi được đăng cùng trong một khung với bài Cảm xúc của Xuân Diệu trên báo Ngày nay, và Tết đó tôi từ Huế ra chơi với Diệu ở Hà Nội, lần đầu tiên tôi làm quen với đất nghìn năm văn vật, và lúc trở về Huế mang theo một cành đào. Hè 1938, tôi ra sông với Diệu ở chân đê Yên Phụ. Ở đó Diệu viết Truyện cái giường, một số bài thơ, còn tôi thì viết Buồn đêm mưa, Trăng lên, Đi giữa đường thơm và mấy bài khác. Hè 1939, Diệu viết bài giới thiệu Thơ Huy Cận, sau một năm tôi đã có thơ đăng đều trên báo Ngày nay. Tựu trường năm 1939, sau khi đậu tú tài toàn phần, tôi dạy từ hai tháng ở Vinh và tháng mười ra Hà Nội học Trường cao đẳng Nông Lâm. Diệu thì tiếp tục học luật và dạy văn ở trường Thăng Long. Hai chúng tôi cùng sống ở gác 40, phố Hàng Than (“Phố không cây thôi sầu biết bao chừng”), ở tầng dưới là anh Lưu Trọng Lư. Chúng tôi dành dụm tiền học bổng và tiền lương dạy học để cho tái bản tập Thơ thơ và cho in dòng chữ “Huy Xuân xuất bản” lên sách.


Đọc thêm tại : http://thisivietnam.blogspot.com/2015/07/ong-gop-lon-cho-nen-van-hoc-cua-nha-tho.html



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ xuân diệu, nha tho xuan dieu

Đóng góp lớn cho nền văn học của nhà thơ Xuân Diệu

      Các công trình nghiên cứu của Xuân Diệu không chỉ có giá trị ở ma lực đặc biệt của ngôn ngữ và văn phong mà có giá trị trước hết ở tính bao quát và sự đạt tới chân lý trong nhiều tác phẩm; trong đó nhiều tác phẩm của Xuân Diệu để cập đến những tác giả và tác phẩm rất lớn và rất khó, đã từng đẻ ra các cuộc tranh luận dài trong quá khứ, chỉ đến khi Xuân Diệu thấu đáo bình giá mới coi là định hình. Các tác phẩm đi sâu vào nghề nghiệp làm thơ của Xuân Diệu là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu rút ra từ thực tiễn và từ vốn học thức uyên bác của ông.

Tuyển tập Xuân Diệu



Xuân Diệu viết truyện ngắn, viết bút ký, dịch thuật, và trong lĩnh vực nào ông cũng đạt tới mức xuất sắc, nhưng hoạt động sáng tác chủ yếu của ông vẫn là làm thơ. Thơ anh là tiếng ca của một trái tim dào dạt yêu đời, yêu người, yêu nước, yêu dân. Phong cảnh Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam, con người Việt Nam in dấu vết trên suốt chặng đường hơn nửa thế kỷ thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu ca tụng sự nghiệp anh hùng của quân dân ta trong hai cuộc kháng chiến, ca tụng sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước và bảo vệ hoà bình, ca tụng sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đề tài trong thơ ông rất đa dạng, nhưng để tài ông say mê nhất, tập trung nhất và cũng thành công nhất là đề tài tình yêu. Trong mấy chục năm qua trong hành trang của lứa tuổi đôi mươi, không thế thiếu được thơ tình Xuân Diệu. Kể từ xưa tới nay, có thể coi Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tình say mê nhất và phong phú nhất.

Những di sản tinh thần mà Xuân Diệu để lại cho chúng ta là những di sản đẹp đẽ và là những di sản lâu bền, có thể truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, di sản không chỉ có giá trị trong nước mà còn có giá trị quốc tế.

Tất cả những giá trị ấy đều hắt đầu từ trái tim ông, trái tim lớn của ông hầu như không biết đến sự phai tàn. Trái tim Xuân Diệu vẫn thường chống lại sự già cỗi, chống lại sự ươn hèn. Sao trái tim ấy hôm nay ngừng đập. Một cây lớn đổ xuống làm cho cả một khoảng trời trống vắng. Tổn thất này, biết rằng chẳng thể nào tránh khỏi mà sao đến sớm thế, đột ngột thế, và biết lấy gì để bù đắp!



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình xuân diệu, nhà thơ xuân diệu

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Cuộc đời và thi ca của nhà văn Xuân Diệu

Tại căn gác nhỏ nhà số 40 phố Hàng Than – Hà Nội, Xuân Diệu và Huy Cận không chỉ gặp nhau ở thi ca mà ở đó cả hai người đã bắt đầu nhen nhóm một ý tưởng mới, ý tưởng xã hội, ý tưởng cách mạng. Nếu như trước đó, Thế Lữ là người chăm sóc những tác phẩm đầu tay của Xuân Diệu, thì từ 1944 Huy Cận là người động viên trực tiếp Xuân Diệu vào mặt trận cứu nướcViệt Minh, tham gia khỏi nghĩa tháng Tám và bắt đầu vào một chặng đường hoàn toàn mối. Cách mạng thành công, Xuân Diệu vinh dự được bầu là đại biểu Quốc hội khoá I, và cùng năm 1946 được chọn làm thành viên trong đoàn đại biểu của Chính phủ ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn, sang Pháp hội đàm. Kháng chiến bùng nổ, Xuân Diệu rời thủ đô Hà Nội đi kháng chiến.

Tại chiến khu Việt Bắc anh vui mừng được gặp và làm việc với Tô” Hữu và tại đó năm 1949 Xuân Diệu gia nhập Đảng Lao động nay là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hoạt động văn hoá cứu quốc ngay từ ngày đầu, tham gia viết bài và xây dựng tạp chí Tiên phong và sau đó là tạp chí Văn nghệ, Xuân Diệu là một trong những thành viên tích cực, đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng Hội Vản nghệ Việt Nam và sau này, Hội Nhà văn Việt Nam. Với trái tim của nhà văn đảng viên, Xuân Diệu đã tham gia liền hai cuộc kháng chiến, bằng ngòi bút xông xáo và bằng cả các hoạt động xã hội nhiệt tình, không ngại gian khổ, không sờ ác liệt.

Bài học lớn nhất, tấm gương sáng nhất mà Xuân Diệu để lại cho các thế hệ cầm bút về sau là tấm gương lao động nghệ thuật cần cù, nhẫn nại, tỉ mỉ, say mê và liên tục, là tấm lòng trong sáng, trung thành của một nhà văn đôi với Đảng Cộng sản.


Xuân Diệu


Xuân Diệu làm báo, Xuân Diệu làm xuất bản, Xuân Diệu nói chuyện thơ trước công chúng, Xuân Diệu miệt mài khảo cứu, Xuân Diệu xong bài thơ này, làm bài thơ khác… Hoạt động chủ yếu của Xuân Diệu là làm việc, làm việc và làm việc. Chỉ tính các buổi bình thơ trước công chúng của Xuân Diệu trong suốt mấy chục năm qua, có lẽ tổng sô” lên đến hàng nghìn buổi. Ngay những năm gần đây, mặc dầu tuổi đã cao, sức khoẻ đã khác trước, với cưởng vị là Chủ tịch hội đồngthơ của Hội Nhà văn Việt Nam, Xuân Diệu vẫn hăng say, nhiệt tình làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao.

Di sản mà Xuân Diệu để lại là một di sản lớn bao gồm gần năm chục tập sách, trong đó có 14 tập thơ đã xuất bản, chưa kể nhiều tác phẩm cho đến nay vẫn chưa công bố. Chỉ tính riêng các tác phẩm lý luận phê bình, đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại gia. Với một cái nhìn sắc sảo, vừa bao quát vừa tỉ mỉ, với một văn phong hóm hỉnh và uyển chuyển kỳ lạ, Xuân Diệu đã đưa lên đài vinh quang những tên tuổi lớn từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hở Xuân Hưởng đến Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu bình giá các tác giả thơ trong nước và giới thiệu các tên tuổi lớn ở nước ngoài.





Đọc thêm tại:


Xuân Diệu – niềm tiếc thương cho một nhà văn

Vô cùng lưu luyến và thương tiếc, tại Uỷ ban Trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đông đảo các nhà văn, những người làm công tác nghệ thuật, bè bạn và thân nhân họp mặt tại đây, thay mặt cho các nhà văn và bạn đọc cả nước, làm lễ vĩnh biệt một trong những người bạn chân thành hết mức, một trong những người đồng chí thân yêu nhất của chúng ta: đồng chí XUÂN DIỆU, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, uỷ ban Trung ương Liên hiệp văn học, nghệ thuật Việt Nam, Ban chấp hành Hội hữu nghị Việt – Xô, chủ tịch Hội đồng Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàm Lâm nghệ thuật của nước cộng hoà Dân chủ Đức, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng nhất, nhà thơ lớn, nhà phê bình văn học xuất sắc, nhà hoạt động văn hoá và xã hội tích cực, người đồng cảm sâu sắc của các thế hệ thanh niên Việt Nam trong suốt chặng đường nửa thế kỷ qua.


Xuân Diệu


Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 tại quê mẹ Bình Định. Nguyên quán quê cha ở xã Đại Lộc huyện Can Lộc, tỉnh Nghệ Tĩnh. Học hết tiểu học ở Bình Định, Xuân Diệu ra học trung học tại trường Khải Định ở Huế và đỗ tú tài ở đó. Sau khi làm tham tá nhà đoan một thòi gian ngắn ở Mỹ Tho, Xuân Diệu ra Hà Nội ở cùng Huy Cận, người bạn tâm giao từ thuở nhở. Hai mươi năm đầu tiên của cuộc đòi Xuân Diệu, dưòng như trời đất đã sắp đặt cho anh được đi, được thấy, được ngắm phong cảnh tươi đẹp và kỳ lạ của cả ba miền đất nước, được tiếp xúc với con người Việt Nam ở khắp mọi nơi, những con người Việt Nam có tâm hồn vừa kín đáo vừa nồng nhiệt, những con người có tình thương yêu sâu sắc và đằm thắm, sẵn có trái tim đa cảm, một tấm lòng chân thật đến hồn nhiên và một tài năng gần như là bẩm sinh, ngay từ tuổi hai mươi, Xuân Diệu đã cho in hàng loạt bài thơ tình nổi tiếng và làm chấn động dư luận bạn đọc đường thời. Với hai tập thơ Thơ Thơ (1938) và Gửi hưởng cho gió (1945), Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ xuất sắc nhất và điển hình nhất của phong trào thơ mới, có nhiều đóng góp vào việc cách tân các thế loại thi ca dân tộc và phát triển ngôn ngữ dân tộc.




Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ duyên xuân diệu, nhà thơ xuân diệu

Niềm tiếc thương cho nhà văn Xuân Diệu

Nhà văn lão thành Nguyễn Tuân xúc động thốt lên: “Nhà thơ Xuân Diệu mất đi, thấy có mang theo đi một mảng đời văn tôi”. Và từ thành phố Hồ Chí Minh, ngay khi nghe tin Xuân Diệu mất, Thế Lữ – người đầu tiên viết bài giới thiệu Xuân Diệu với bạn đọc cách đây bốn mươi tám năm – đã điện cho Huy Cận: “Vô cùng tiếc thưởng kính viếng hưởng hồn Xuân Diệu, người bạn chí tình, nhà thơ kiệt xuất, người không ngừng chiến đấu cho thơ vàn Việt Nam”.

Trong ngày 21 tháng 12 năm 1985, hơn một trăm đoàn đại biểu các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng của Trung ương, Hà Nội và nhiều tỉnh thành phố (trong đó có Nghệ Tĩnh, Nghĩa Bình, Thành phố Hở Chí Minh, Minh Hải…), các cơ quan thông tấn, báo chí, đại biểu các đại sứ quán Liên Xô, Cộng hoà dân chủ Đức, Bungari… cùng đông đảo văn nghệ sĩ, bạn bè và người thân đã đến đặt vòng hoa và nghiêng mình vĩnh biệt nhà thơ.

Xuân Diệu


Chiều 21 tháng 12 năm 1985, lễ truy điệu, nhà thơ Xuân Diệu đã cử hành trọng thể. Sau bài điếu văn do đồng chí Hà Xuân Trường, Ủy viên dự khuyết trung ương Đảng, Trưởng ban Văn hoá văn nghệ Trung ương, Trưởng ban tổ chức lễ tang. “Một cây lớn nằm xuống, cả khoảng trời trông vắng”, nhiều bạn bè thân thiết và đại diện lốp nhà văn trẻ đã đọc lời tỏ lòng thưởng xót và đánh giá cao sự nghiệp văn học do nhà thơ Xuân Diệu để lại cho đòi.

Nhiều ngày sau đó, Hội nhà văn Việt Nam còn tiếp tục nhận được thư và điện chia buồn về việc nhà thơ Xuân Diệu từ trần của các tổ chức quần chúng và Hội nhà văn nhiều nước gửi tới. Điện của Hội nhà văn Liên Xô có đoạn viết:

“Xin các bạn hãy nhận ở chúng tôi lời chia buồn sâu sắc trước việc nhà thơ xuất sắc của Việt Nam, Xuân Diệu, đã từ trần. Những tác phẩm của ông đã nhiều lần được dịch và in ở Liên Xô bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Độc giả của chúng tôi nhận biết và yêu mến thơ ca tràn đầy tính lãng mạn cách mạng của Xuân Diệu. Chúng tôi đánh giá cao những bản dịch tác phẩm văn học cổ điển Nga và văn học Xô viết hiện đại của ông, cùng những bài thơ ông viết về Liên Xô. Những tác phẩm của XuânDiệu là tấm gương rực rỡsự nghiệp cũng cố tình hữu nghị giữa các nhà văn của hai nước chúng ta”.

Đại sứ quán Cộng hoà dân chủ Đức tại Hà Nội và Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Đức mà Xuân Diệu là viện sĩ thông tân, đã gửi thư và điện chia buồn thống thiết. “



Từ khóa tìm kiếm nhiều: thơ tình của xuân diệu, nha tho xuan dieu

Nhà thơ Xuân Diệu đã mất

         Ngày 18 tháng 12 năm 1985 nhà thơ Xuân Diệu trút hơi thở cuối cùng tại phòng cấp cứu bệnh viện hữu nghị Việt – Xô, Hà Nội vì một cơn đau tim đột ngột, sau nửa thế kỷ lao động nghệ thuật cần cù, sáng tạo và để lại một di sản văn học to lớn.

           Tin buồn truyền đi, gây xúc động lớn không chỉ trong giới văn học nghệ thuật mà trong đông đảo bạn đọc thuộc đủ lứa tuổi trên khắp mọi miền đất nước, trong kiều bào ở nước ngoài và trong bạn bè trên thế giới.

           Thi hài nhà thơ quản tại trụ sở uỷ ban trung ương Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam – 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Nhà nước ta: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp đã đến đặt vòng hoa vĩnh biệt nhà thơ. Trong sổ tang và trên vòng hoa của đồng chí Trường Chinh ghi: “Vô cùng thưởng tiếc đồng chí Xuân Diệu”. Chủ tịch Phạm Văn Đồng cúi xuống lâu trên khuôn mặt nhà thơ sau gương kính và ghi vào sổ tang những dòng xúc động: “Tôi ghi ở đây những tình cảm và niềm thưởng tiếc vô hạn đối với một nhà thơ, nhà văn và người đồng chí quý mến Xuân Diệu”. Đồng chí Lê Đức Thọ ghi: “Vô cùng thưởng tiếc anh, một đồng chí, một nhà thơ có tài năng, sống trung thành, giản dị và đầy nhiệt tình với công tác và thơ”.

Tố hữu


           Đồng chí Tô” Hữu, người đồng chí và người bạn thơ của Xuân Diệu, đi công tác xa không về kịp. Ngày 2 tháng 2 năm 1986, nhân kỷ niệm 70 năm ngày sinh Xuân Diệu, trước khi ra nghĩa trang viếng người bạn thơ, đã đến thăm lại căn phòng ở 24 Điện Biên Phủ Hà Nội – nơi nhà thơ Xuân Diệu đã sông và làm việc suốt hơn ba mươi năm cuối đời. Trước bức tượng bán thân của Xuân Diệu và trước đông đảo các bạn thơ thuộc nhiều thế hệ, Tô” Hữu giọng đầy xúc động đã đánh giá rất cao về con người và sự nghiệp của Xuân Diệu:

           “Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đặc sắc và độc đáo của nền thơ hiện đại Việt Nam. Xuân Diệu có một đặc điểm là, hình như, suốt cả cuộc đời, như con tằm nhả tơ, cứ thế mà sông, cứ thế” mà viết hầu như không cần thay đổi gì. Xuân Diệu đi theo cách mạng cũng một cách tự nhiên như vậy vì Xuân Diệu là người trung thực. Đã là người trung thực thì phải đi với cách mạng. Xuân Diệu là nhà thơ sống hết mình và làm việc hết mình. Xuân Diệu viết được quyển sách nào là muôn được in ngay, in nhanh. Không phải vì Xuân Diệu muôn có tên hay ham muôn gì cho riêng mình mà chỉ vì anh say mê cuộc sông, cần luôn luôn có mặt trong cuộc sông. Cũng chính vì thế mà đôi khi người ta thấy Xuân Diệu rất nghiêm khắc, có lúc như một người khó tính. Ngay cả cái đó của anh cũng chỉ là sự mê đời, say đời. Song Xuân Diệu luôn luôn là một người bạn chí tình đổi với các bạn, nhất là những bạn thơ trẻ, hết lòng chăm chút vun trồng các tài năng mối. Khối lượng thơ Xuân Diệu để lại là một khôi lượng lớn, có giá trị lâu dài. Cho tới nay và có thể cả những năm tháng trước mắt liệu có ai vượt được Xuân Diệu trong lĩnh vực thơ tình?” và “… không ai có thể thay thế Xuân Diệu”.



Từ khóa tìm kiếm nhiều: tho cua xuan dieu, nhà thơ xuân diệu